Cập nhật: Thứ 4, 16/01/2019 | 07:53 GMT+7

Khó khăn trong xây dựng và phát triển làng nghề ở Yên Lập

Mặc dù xã Xuân An quan tâm khuyến khích phát triển nghề trồng và chế biến nấm ở xóm Dần song nhiều hộ dân vẫn chưa mặn mà gắn bó với nghề nên đến nay chỉ còn 3 hộ làm nghề.

- Ông Triệu Văn Thịnh - xóm Dần kiểm tra các giá thể nấm trong nhà ươm.

PTĐT - Với mong muốn phát triển nhiều làng nghề, làng có nghề để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, huyện Yên Lập đã chỉ đạo các xã, thị trấn tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất các ngành nghề nông thôn. Thế nhưng sau nhiều năm khuyến khích thực hiện, đến nay trên địa bàn huyện vẫn chỉ có duy nhất làng nghề sinh vật cảnh Trung Ngãi được công nhận.

Toàn huyện có 17 xã, thị trấn, phần lớn nhân dân sống thuần nông, giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Xác định phát triển ngành nghề, làng nghề không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương… huyện Yên Lập đã chủ trương khuyến khích phát triển đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới. Năm 2011 Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị 04- CT/HU về tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động sinh vật cảnh để trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Cụ thể hóa chỉ thị, UBND huyện giao cho các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tham mưu từng khâu trong xây dựng và phát triển làng nghề, trong đó chú trọng phát triển làng nghề sinh vật cảnh Trung Ngãi, thị trấn Yên Lập.

Sau gần 2 năm nỗ lực xây dựng làng nghề với nhiều hoạt động tích cực: Mở lớp đào tạo bồi dưỡng tay nghề, phương pháp kinh doanh cho các hộ làm nghề, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, tạo điều kiện cho các hộ làm nghề vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh... số hộ tham gia làm nghề, giá trị sản xuất, doanh thu từ nghề tăng lên rõ rệt. Cuối năm 2012 làng nghề sinh vật cảnh Trung Ngãi chính thức được công nhận. Từ thành công trên, trong các năm 2014-2015 huyện Yên Lập tiếp tục quy hoạch xây dựng làng nghề sản xuất chế biến chè Lương Sơn tại xã Lương Sơn dựa trên cơ sở HTX chè Lương Sơn kết hợp với một số ngành nghề nông thôn khác trong khu vực như chế biến gỗ, sản xuất gạch. Giai đoạn 2016- 2020 quy hoạch xây dựng làng nghề trồng và chế biến măng gầy tại xã Trung Sơn, làng nghề sản xuất và chế biến nấm ở xóm Dần, xã Xuân An... Tuy nhiên đến nay, các làng nghề này vẫn chưa thành hiện thực.

Mới đây về Xuân An - một xã nằm trong lộ trình kế hoạch xây dựng làng nghề của huyện, trong câu chuyện xoay quanh chủ đề làng nghề với lãnh đạo địa phương, chúng tôi cũng nhận thấy việc xây dựng làng nghề ở đây không đơn giản. Toàn xã có 11 khu dân cư, 1.010 hộ với hơn 3.600 nhân khẩu nhưng số hộ sản xuất kinh doanh, buôn bán chỉ chiếm gần 5%, do đó năm 2010 khi có dự án hỗ trợ phát triển nghề trồng nấm, chính quyền địa phương và các đoàn thể đã vào cuộc triển khai thực hiện ở xóm Dần với mong muốn làm tiền đề cho xây dựng làng nghề sau này, qua tuyên truyền vận động có 30 hộ tham gia. Sau 3 năm, số hộ làm nghề không tăng mà sụt giảm còn 50%, theo thời gian đến nay chỉ còn 3 hộ duy trì cho dù xã đã rất nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích các hộ phát triển nghề trồng nấm nói riêng và các ngành nghề nông thôn nói chung.

Là một trong 3 hộ còn làm nấm với thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/năm, ông Triệu Văn Thịnh ở xóm Dần cho biết: “Làm nấm có lãi, dễ tiêu thụ sản phẩm nhưng lại khó mở rộng nghề vì phải làm chủ được kỹ thuật, có vốn lớn để đầu tư lò sấy, nhà xưởng, phôi nguyên liệu, giống, do đó không phải hộ nào cũng làm được”. Còn ông Đinh Văn Cầu - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân An thì khẳng định: “Đối với địa bàn xã miền núi thuần nông rất khó để xây dựng làng nghề vì người dân chưa tâm huyết với nghề, thấy thất bại một vài lần là nản, trong khi các cấp chính quyền địa phương chưa có cơ chế hỗ trợ người làm nghề nên không khuyến khích được người dân”.

Không riêng ở Xuân An mà nhiều xã khác trên địa bàn huyện Yên Lập vẫn đang rất khó khăn trong thực hiện kế hoạch xây dựng làng nghề. Lý giải nguyên nhân, ông Trần Đình Trọng - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Lập khẳng định: Việc phát triển làng nghề không dễ đối với huyện miền núi như Yên Lập vì có rất nhiều yếu tố tác động. Khách quan mà nói thì từ xưa một số nghề thủ công truyền thống cũng đã hình thành ở các xã như nghề mộc, đan lát, dệt vải nhưng trải qua thời gian thì dần mai một do không mang tính chất sản xuất hàng hóa, các ngành nghề chế biến nông sản: Làm bún, bánh… cũng chỉ phục vụ nhu cầu trong phạm vi hẹp ở làng, ở xã, những ngành nghề mới du nhập hay nhân cấy: Cơ khí, đóng gạch, bóc gỗ, đóng đồ gia dụng, trồng nấm... chỉ phổ biến trong thời gian gần đây, mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Về chủ quan thì đa số các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều khu dân cư, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, không có tính liên kết và hợp tác trong sản xuất nên không đáp ứng được các tiêu chí về số hộ, doanh thu, thu nhập.

Trước thực tế trên, thiết nghĩ để ngành nghề nông thôn và làng nghề phát triển, trước mắt huyện Yên Lập cần có biện pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển làng có nghề, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia. Bên cạnh đó, cần xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, nhân cấy nghề ở những địa bàn có tiềm năng, tạo nền tảng bền vững trong xây dựng làng nghề hiện nay.

Mai Phương


Mai Phương

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Gỡ khó cho nhân lực làng nghề
00:43 09/01/2023

Trong những năm qua, cùng với việc lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực quan ...

Để làng nghề phát triển bền vững
00:28 10/10/2023

Toàn tỉnh hiện có 71 làng nghề đang hoạt động, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, giải quyết hiệu quả bài toán lao động nông thôn trong bối ...

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo
10:05 31/10/2024

Thành phố Việt Trì là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống tồn tại từ xa xưa, gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Xuất ...

Giữ nghề truyền thống
00:58 28/11/2023

Thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo ...

Kích cầu du lịch từ Lễ hội Đền Hùng

Kích cầu du lịch từ Lễ hội Đền Hùng
10 phút trước

baophutho.vn Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ hàng năm là dịp để mỗi người con dân nước Việt và các kiều bào ở nước ngoài hướng về Đất Tổ -...

Thanh Ba chuyển mình sau xây dựng nông thôn mới

Thanh Ba chuyển mình sau xây dựng nông thôn mới
03:11 15/01/2019

PTĐT- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, huyện Thanh Ba đã có những cách làm hay, sáng tạo, đạt được hiệu quả tích cực, góp phần...

Việt Trì đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Việt Trì đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể
05:31 11/01/2019

PTĐT - Thành phần kinh tế tập thể, nếu phát triển đúng hướng sẽ là yếu tố và động lực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diện cho người dân.

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

18°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long