{title}
{publish}
{head}
Việc học ngoại ngữ là nhu cầu tự thân của học sinh. Học để nắm được ngoại ngữ, dùng đó làm phương tiện học tập và để sau này làm việc; không phải học ngoại ngữ với mục đích để thi lấy chứng chỉ, được tuyển thẳng, hay ưu tiên trong tuyển sinh.
Thông tư số 11/2014/TT-BGD&ĐT ngày 18/4/2014 ban hành Quy chế tuyển sinh THCS, THPT có điều khoản quy định về đối tượng được cộng điểm khuyến khích. Sở GD&ĐT được giao lập kế hoạch tuyển sinh, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính: Địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên và khuyến khích, tổ chức công tác tuyển sinh THPT. Quy định này mong muốn tạo điều kiện, khuyến khích học sinh học tập.
Tuy nhiên, khi thực hiện, Bộ GD&ĐT nhận thấy, việc khuyến khích phải tính đến sự công bằng trong giáo dục. Thực tế, cùng một địa phương, những địa bàn học sinh được tiếp cận học ngoại ngữ, gia đình có điều kiện học tập, đặc biệt là học tập để lấy chứng chỉ quốc tế với chi phí cao sẽ thuận lợi hơn so với những nơi có điều kiện khó khăn hơn. Như vậy, về năng lực, tiềm năng, trí tuệ của học sinh có thể tốt, nhưng điều kiện thuận lợi ít hơn thì không có chứng chỉ.
Do đó, nếu quy định khuyến khích đó giao cho các sở GD&ĐT quyết định có thể tạo ra sự không công bằng trong giáo dục. Chính vì vậy, năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 11; trong đó, Khoản 3, Điều 7 quy định về đối tượng được cộng điểm khuyến khích.
Việc học ngoại ngữ là nhu cầu tự thân của học sinh. Học để nắm được ngoại ngữ, dùng đó làm phương tiện học tập và để sau này làm việc; không phải học ngoại ngữ với mục đích để thi lấy chứng chỉ, được tuyển thẳng, hay ưu tiên trong tuyển sinh.
Nếu thế, việc học đó không phải nhu cầu tự thân mà do động lực bên ngoài. Các bậc cha mẹ hãy nghĩ rằng, lợi ích lâu dài trong học ngoại ngữ là trang bị cho con phương tiện, công cụ học tập, để làm việc tốt hơn; không nên chạy đua nhằm trang bị chứng chỉ để được ưu tiên cộng điểm khi tuyển sinh.
Thí sinh thi lớp 10 Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Học ngoại ngữ là chủ trương lớn của đất nước. Việc này nhằm trang bị cho học sinh năng lực ngoại ngữ để các em có một phương tiện tiếp cận nguồn tri thức trong nước và hội nhập quốc tế.
Việc khuyến khích học ngoại ngữ đã được thực hiện trong những năm qua và đến thời điểm này có thể thấy, năng lực ngoại ngữ của học sinh lứa tuổi THPT có những thay đổi rõ rệt so với trước đây. Việc các em có thể đọc trên mạng, vào website quốc tế tìm kiếm tài liệu để học đã tốt hơn so với trước đây rất nhiều. Trong chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng đẩy mạnh việc này để học sinh có được động lực tự thân trong quá trình học ngoại ngữ.
Trong quá trình học tập, ngoài nội dung môn Ngoại ngữ, còn có một số môn học được dạy bằng ngoại ngữ. Việc này cũng có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả chế độ khuyến khích nhằm quán triệt đến địa phương, nhà trường có thể triển khai tổ chức, học tập môn Ngoại ngữ theo đúng quy định một cách hiệu quả nhất. Và như thế, các em học chứng chỉ ngoại ngữ để dùng chứ không phải học ngoại ngữ chỉ là để học ngoại ngữ.
Do đó, nếu đã đầu tư cho các em học ngoại ngữ và đạt được một năng lực nào đó là rất tốt, không có gì là lãng phí. Bên cạnh đó, nếu học sinh được đầu tư học tập như vậy thì khi thi vào lớp 10, ở địa phương nào có môn thi là môn Ngoại ngữ, bản thân các em đã sẵn sàng lợi thế.
Học để chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng, năng lực thực sự của bản thân và năng lực thực sự ấy mới quan trọng để sau này các em có định hướng tốt cho học lên cao, định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp. Trên thực tế, với yêu cầu của thị trường việc làm hiện nay, năng lực của người lao động đến đâu sẽ có cơ hội việc làm đến đấy chứ không chỉ là câu chuyện học để lấy tấm bằng.
Vì vậy, học sinh phải có động lực học và học thực sự nghiêm túc. Học thật rồi thì không cần trông chờ vào sự ưu tiên nào cả. Nếu ở đối tượng được ưu tiên, được tuyển thẳng thì chúng ta hưởng; nhưng nếu không thì chúng ta học để có năng lực bản thân.
Trải qua các kỳ thi, chúng ta chứng minh được năng lực thực sự của mình để có kế hoạch học tập tốt hơn, lựa chọn nghề nghiệp đúng hơn, đáp ứng yêu cầu của cá nhân, phát triển bản thân cũng như đóng góp cho gia đình và xã hội.
Bùi Trang
baophutho.vn Ngày 20/11, Trường cao đẳng Y Dược Phú Thọ đã tổ chức khai giảng năm học 2024-2025 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Ngày 20/11, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, thành phố Việt Trì tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 * 20/11/2024) và đón...
Các nhà giáo dục đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước và các chuyên gia giáo dục từ 18 nước đã cùng thảo luận về trí tuệ nhân tạo và tương lai của giáo dục.
baophutho.vn Sáng kiến đưa nón lá vào trường học thông qua giáo dục STEM của cô giáo Trần Thị Minh Tâm, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Gia Thanh, huyện...
Thời đại 4.0, công nghệ thay thế con người ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên kế toán là nghề không thể thay thế. Ngày càng nhiều doanh nghiệp mới thành lập kéo theo nhu cầu tuyển...
baophutho.vn Ngày 27/2, Sở Ngoại vụ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, tổ chức Good People International (GPI/Hàn Quốc) phối hợp với huyện Đoan Hùng tổ...
Một trường đại học muốn lên đại học phải mất thời gian để tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, tích lũy nguồn lực...
baophutho.vn Ngày 25/2, Trường THPT Chuyên Hùng Vương tổ chức tổng kết cuộc thi lập trình CHVOJ Cup dành cho học sinh THCS tỉnh năm học 2023-2024.
baophutho.vn Ngày 23/2, Bộ GDĐT có công văn số 715/BGDĐT-GDTrH gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện tuyển sinh vào lớp 10...
baophutho.vn Bám sát Nghị quyết 83-NQ/HU, ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Khê về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện...
baophutho.vn Theo công bố mới nhất của Webometrics trong đợt đánh giá tháng 1/2024, Trường ĐH Hùng Vương tăng 62 bậc so với công bố năm 2023, từ vị trí thứ...
baophutho.vn Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã kết thúc, trẻ mầm non, học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh đã trở lại trường, bắt đầu những...