
{title}
{publish}
{head}
Cây bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng với giá trị kinh tế cao từ lâu đã được coi như loại “cây vàng” phủ Đoan. Bưởi Đoan Hùng nức tiếng khắp trong và ngoài tỉnh, được nhiều người lựa chọn, đến nay không chỉ khẳng định thương hiệu trên thị trường với chất lượng trái bưởi, xuất bán quả ăn tươi, những năm gần đây nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện đã có thêm hướng đi mới là chế biến và tạo ra các sản phẩm khác từ quả bưởi giúp người dân tận dụng triệt để tác dụng của loại quả này, góp phần gia tăng giá trị kinh tế và đa dạng hóa các sản phẩm từ bưởi.
Trên địa bàn huyện hiện có trên 2.700ha trồng bưởi, trong đó có hơn 1.400ha bưởi đặc sản, tập trung nhiều tại các xã: Chí Đám, Bằng Luân, Hùng Xuyên, Hợp Nhất, Vân Đồn, Tây Cốc... Sản lượng bưởi quả có sự tăng trưởng rõ rệt, giá trị sản phẩm mang lại từ cây bưởi đặc sản tăng trên 5%/năm, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nông, lâm, nghiệp của huyện. Đến nay, toàn huyện đã có trên 105ha bưởi được cấp giấy chứng nhận VietGAP, gần 1.050ha đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn sản xuất thực hành nông nghiệp tốt, 269ha được cấp mã số vùng trồng, trung bình một ha bưởi đặc sản cho thu nhập vài trăm triệu đồng, chưa kể thêm nguồn thu từ các sản phẩm phụ từ cây bưởi, từ đó cho nguồn thu cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Trái bưởi được tận dụng để tạo ra nhiều sản phẩm như: Tinh dầu bưởi, cùi bưởi để làm chè bưởi...
Mặc dù hàng năm, các hộ trồng bưởi đều chủ động trong việc thụ phấn cho bưởi để đảm bảo số lượng quả ở mỗi cây, từ đó cho chất lượng quả tương đối đồng đều, phần lớn lượng bưởi quả được tiêu thụ rộng trên thị trường song vẫn còn một số bưởi quả không đạt tiêu chuẩn bị bỏ lại. Bài toán đặt ra cho địa phương là làm sao tận dụng hết giá trị của cây bưởi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế để cây bưởi phát triển ổn định, bền vững. Trước thực trạng đó, trên cơ sở tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật cùng với sự sáng tạo, những người con đất bưởi đã biến cây bưởi không chỉ cho hoa thơm, trái ngọt mà còn trở thành “cây nguyên liệu” mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Là một trong những HTX đi đầu trong việc triển khai mô hình chế biến các sản phẩm từ bưởi, hiện HTX Công nghệ cao Đoan Hùng đã sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm như: Chưng cất tinh dầu vỏ bưởi, dầu hạt bưởi, cùi bưởi làm nguyên liệu nấu chè bưởi, mứt bưởi...
Mứt bưởi- một trong những sản phẩm chất lượng được tận dụng từ quả bưởi.
Anh Nguyễn Tuấn Oanh – Giám đốc HTX Công nghệ cao Đoan Hùng cho biết: "Chúng tôi đã áp dụng công nghệ 4.0 trong việc quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, và có trang web riêng của HTX, đồng thời tham gia các phiên chợ, hội chợ quảng bá và giới thiệu đặc sản vùng miền trong và ngoài tỉnh. Sản lượng bưởi chế biến quả non của HTX và thành viên mỗi năm trên 1.000 tấn. Hiện HTX đã ép dầu và cung cấp cho các Công ty dược phẩm tại thị trường miền Nam. Mứt bưởi chủ yếu sản xuất vào dịp Tết và dịp Giỗ Tổ Hùng Vương”.
Anh Lê Phương, một hộ trồng bưởi ở xã Hùng Xuyên cho biết: “Những quả bưởi bị nứt hoặc rám vỏ trong quá trình trưởng thành sẽ không bán được, đặc biệt là không đủ tiêu chuẩn xuất vào các siêu thị được người dân tận dụng phần vỏ và cùi làm mứt, trà bưởi, hoa bưởi cũng được ngắt tỉa bớt để bán, hoặc để chế biến tinh dầu... Việc sản xuất và chế biến các sản phẩm từ bưởi đã giúp gia đình tôi cũng như nhiều hộ trồng bưởi tại địa phương có thể tiêu thụ bưởi thuận lợi hơn, tránh nguy cơ lâm vào tình trạng “được mùa mất giá” hay được giá mà chất lượng quả không cao”.
Hoa bưởi hằng năm vẫn được người dân tỉa bớt để bán và chế biến tinh dầu.
Có thể thấy, đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng sơ chế, chế biến các phụ phẩm trong quá trình chăm sóc bưởi đặc sản là những biện pháp chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế của người dân cũng như các HTX trên địa bàn huyện, không chỉ giúp người dân gia tăng thu nhập, ứng phó tốt hơn trước những biến động của thị trường đây còn là cách để nâng cao chất lượng bưởi ăn tươi, giữ được vị thế và chất lượng vốn có của loại quả đặc sản vùng Đất Tổ và phát triển cây bưởi một cách bền vững, hiệu quả.
Vy An
{name} - {time}
baophutho.vn Công ty Điện lực Phú Thọ vừa có văn bản số 3021/BC-PCPT báo cáo Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND, UBND tỉnh về việc thay đổi ngày ghi...
baophutho.vn Tháng 10/2023, huyện Đoan Hùng sẽ tổ chức chương trình Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu thương hiệu Bưởi Đoan Hùng.
baophutho.vn Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 16/12/2020 của BCH Đảng bộ huyện về “Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn...
baophutho.vn Tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng là nhiệm vụ, mục tiêu mà Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)...
baophutho.vn Là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Phú Thọ cũng như khu vực Trung du, miền núi phía Bắc vào năm 2015, những năm qua, huyện Lâm Thao tiếp...
baophutho.vn Huyện Cẩm Khê vừa tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP năm 2023.
baophutho.vn Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập đi vào hoạt động năm 1997, là quỹ duy nhất trên địa bàn tỉnh thời điểm đó thành lập...
baophutho.vn Là một trong ba trọng điểm phòng chống thiên tai của tỉnh, thị xã Phú Thọ luôn xác định nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên...
baophutho.vn Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực, quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp. Hiện nay tỉnh đang thực hiện các giải...
baophutho.vn Dự án đầu tư, xây dựng, khai thác hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp (KCN) Trung Hà được triển khai xây dựng từ năm 2005 với quy mô 126,59ha, đến...
baophutho.vn Tháng 10 năm 2016, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) xã Hưng Long, huyện Yên Lập chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù ra đời khá muộn, đứng thứ...
baophutho.vn Xác định thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên liên tục và lâu dài trong quá trình...