{title}
{publish}
{head}
70 năm bản anh hùng ca Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo nên chiến thắng vang dội, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chiến thắng đó mãi vọng vang, không ngừng nhắc nhở chúng ta về giá trị to lớn của hòa bình, độc lập, tự do. Tự hào trong thành tích chung của quân và dân cả nước có phần đóng góp xứng đáng của quân, dân Đất Tổ Anh hùng.
Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh giới thiệu cho chiến sĩ về chiếc xe đạp thồ của quân, dân Phú Thọ phục vụ vận tải trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tất cả cho tiền tuyến
Sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng với cả nước, để góp phần đảm bảo cho Chiến dịch thắng lợi, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa chiến đấu vừa “bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ cung cấp về lương thực, dân công, phương tiện cho Chiến dịch theo nhiệm vụ và kế hoạch của Hội đồng cung cấp khu đã giao”.
Trong đợt phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ đã xuất hiện những tấm gương cảm động như cụ Trần Văn Thiện, 64 tuổi ở xã Võ Lao (huyện Thanh Ba) mặc dù tuổi cao nhưng vẫn nhiệt tình cùng con gái, con dâu đi phục vụ Chiến dịch. Cụ nói “nhờ ơn Đảng, Chính phủ, Bác Hồ, tôi nay có ruộng cày, có áo mặc, cơm ăn thì phải cho tôi đi phục vụ bộ đội...”.
Cùng với huy động sức người, trong suốt thời gian Chiến dịch, tỉnh Phú Thọ đã huy động 1.087 chiếc xe đạp thồ, vượt yêu cầu 137 chiếc. Nổi lên tấm gương ông Ma Văn Thắng, chở 352kg mỗi chuyến, bảo đảm an toàn. Ngoài ra còn có 3.137 thuyền vận tải lương thực, vũ khí trên các dòng sông và 80 xe trâu, xe ngựa của đồng bào được huy động tham gia phục vụ tiền tuyến. Trong số anh, chị, em đi dân công phục vụ Chiến dịch, có nhiều người đã anh dũng hy sinh. Mặc dù lương thực, thực phẩm trong nhân dân còn thiếu thốn, khó khăn nhưng với tinh thần tất cả cho chiến thắng, nhân dân Phú Thọ đã đóng góp 4.318 tấn gạo, bằng một phần ba tổng gạo của cả Chiến dịch; 4.149 con trâu bò, 334,141 tấn thịt lợn, 141 tấn đỗ, lạc, vừng, 31.100kg đường.
Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến- tất cả để chiến thắng”, từ đầu năm 1954, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã động viên 1.434 thanh niên lên đường nhập ngũ, bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, vượt mức Liên khu giao 200 người. Tăng nhanh khả năng vận chuyển từ hậu phương ra mặt trận, tỉnh Phú Thọ đã huy động 69.335 người trực tiếp phục vụ Chiến dịch, trong đó có 19.333 người là dân công hỏa tuyến (vượt mức 343 người). Tổng số dân công vận chuyển gạo và tham gia các nhiệm vụ phục vụ Chiến dịch là 261.500 người (trong đó số dân công trực tiếp phục vụ toàn Chiến dịch 113.337 người).
Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, tỉnh đã cử đoàn đại biểu mang các tặng phẩm như quần, áo ấm, chăn bông lên mặt trận để tặng chiến sĩ. Phụ nữ Phú Thọ đã gửi 208.515 bức thư động viên anh, chị em dân công ngày đêm phục vụ Chiến dịch. Nhân dân trong tỉnh còn giúp đỡ các gia đình có người ra mặt trận 13.800 ngày công cày cấy trên đồng ruộng để bảo đảm cho vụ chiêm thắng lợi.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thực sự trở thành điểm hội tụ của mọi nguồn sức mạnh từ hậu phương, là nơi biểu hiện rõ nét sự đóng góp của nhân dân Phú Thọ đối với tiền tuyến. Phú Thọ xứng đáng là hậu phương quan trọng của cuộc kháng chiến qua những hoạt động đảm bảo, đóng góp người, công cho kháng chiến.
Bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Chiến thắng của lòng yêu nước
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ là sự kết thúc thắng lợi một cuộc kháng chiến chống xâm lược của Nhân dân Việt Nam trường kỳ, gian khổ mà còn là sự kiện khởi đầu cho một cao trào của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân trong lịch sử thế giới cận, hiện đại.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một đất nước Việt Nam mới non trẻ, vừa thoát khỏi ách thuộc địa nửa phong kiến, đất không rộng, người không đông, kinh tế lạc hậu, trang bị vũ khí, tiềm lực quân sự đều yếu hơn nhưng đã đánh thắng quân đội hùng hậu của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn gấp nhiều lần, trang bị vũ khí hiện đại... vào hàng bậc nhất lúc bấy giờ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ thành lũy thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, báo hiệu sự thất bại toàn cầu của chủ nghĩa thực dân mới do Mỹ đứng đầu, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.
Năm 1964, kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp trên thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”. Thực tiễn đã chứng minh, Điện Biên Phủ còn như một “điểm hẹn tất yếu” mà lịch sử dành cho số phận của những cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay. Đó là bất cứ dân tộc nào áp đặt ý muốn của mình lên dân tộc khác, cuối cùng nhất định sẽ thất bại.
Đại tá Phạm Đức Thọ - Nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh nhận định: Chiến thắng vĩ đại đó có nguồn gốc sâu xa là truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quật cường bất khuất, trí thông minh, sáng tạo, tình đoàn kết nhân ái của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là sự khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân; sự vận dụng khéo léo nghệ thuật quân sự trên chiến trường từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca mãi còn vang vọng, để lại những giá trị, bài học và ý nghĩa to lớn, là chiến thắng của lòng yêu nước; sự tin tưởng tuyệt đối vào lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ; kết tinh tinh thần đoàn kết, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Đến nay, bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị khi chúng ta đang phát huy tinh thần “Điện Biên Phủ”, nêu cao lòng yêu nước, tinh thần độc lập và CNXH, tự chủ, tự cường, quyết tâm vượt qua thách thức, phát huy trí thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để làm nên nhiều “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN và hội nhập quốc tế.
Nhóm phóng viên CT-XH
baophutho.vn Để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần của các tập thể, cá nhân tham gia tìm kiếm, cứu nạn, Chính ủy Quân khu 2 đã quyết định khen thưởng...
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ.
baophutho.vn Khoảng 12h20, ngày 22/4, đối tượng Đinh Quang Minh, sinh năm 1988, hiện đang ở khu Quế Trạo, phường Dữu Lâu, TP Việt Trì đã dùng dùi cui điện...
Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh, BĐBP Cao Bằng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố hệ...
baophutho.vn Với lòng yêu nước nồng nàn, dành tất cả cho ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhiều người con quê hương Đất Tổ đã dâng hiến cả tuổi thanh...
baophutho.vn Chiều 20/4, tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và...
baophutho.vn Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, điểm phát triển đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng chiến thuật là xác định đúng thời cơ đánh đòn quyết định cuối...
baophutho.vn Công an tỉnh Phú Thọ đang tạm giữ hình sự 14 đối tượng để điều tra làm rõ về vụ trộm cắp hơn 9.200m dây cáp điện trên địa bàn tỉnh.
baophutho.vn Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trải qua 2/3 thế kỷ, chạm mốc kỷ niệm 70 năm. Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đó không chỉ ghi...
baophutho.vn Qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các bộ, ngành, UBND và Công an các đơn vị,...
“Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” đã trở thành mệnh lệnh của trái tim, thôi thúc người chiến sỹ mang quân hàm xanh Trần Văn Bằng...
Chuyến trở lại Tây Bắc tuần trước, tình cờ tôi gặp lại hai sĩ quan ở Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, cả hai anh đều từng là Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải -...