{title}
{publish}
{head}
Các nhà khoa học có phát hiện quan trọng về một hang động trên Mặt Trăng, không xa nơi phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh cách đây 55 năm.
Hang động mới phát hiện trên Mặt Trăng nằm không xa khu vực mà Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh cách đây 55 năm (Ảnh: NASA)
Mới đây, một nhóm nghiên cứu do Italy dẫn đầu đã công bố bằng chứng cho thấy một hang động khá lớn có thể tiếp cận được từ hố sâu nhất được biết đến trên Mặt Trăng.
Hang động mới phát hiện nằm ở Sea of Tranquility, nơi con người lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng và chỉ cách địa điểm hạ cánh của tàu Apollo 11.250 dặm (400 km).
Theo các nhà khoa học, hang động này được tạo ra do sự sụp đổ của một ống dung nham. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các phép đo radar của Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA và so sánh kết quả với các ống dung nham trên Trái đất. Họ ước tính nó rộng ít nhất 130 feet (40m) và dài hàng chục yard (khoảng 10m), hoặc có thể nhiều hơn.
"Hang động trên Mặt Trăng vẫn là một bí ẩn trong 50 năm nữa. Vì vậy, thật thú vị khi cuối cùng có thể chứng minh được sự tồn tại của chúng", nhà khoa học Leonardo Carrer thuộc Đại học Trento nhận định.
Các nhà khoa học cho rằng hầu hết các hố sâu dường như nằm ở vùng đồng bằng dung nham cổ xưa trên Mặt Trăng. Ngoài ra, cũng có thể có một số hố sâu ở cực Nam của Mặt Trăng, địa điểm các phi hành gia NASA dự kiến hạ cánh vào cuối thập kỷ này. Trong đó, các miệng hố bị che khuất vĩnh viễn được cho là chứa nước đóng băng, có thể cung cấp nước uống và nhiên liệu tên lửa cho phi hành đoàn.
Trong chương trình Apollo của NASA, 12 phi hành gia đã đáp xuống Mặt Trăng, đầu tiên là Armstrong và Aldrin vào ngày 20/7/1969. Các phát hiện của họ cho thấy có thể có hàng trăm hố sâu trên Mặt Trăng và hàng nghìn ống dung nham.
Với hang động mới được phát hiện, các nhà khoa học cho rằng những nơi như vậy có thể đóng vai trò là nơi trú ẩn tự nhiên cho các phi hành gia, bảo vệ họ khỏi các tia vũ trụ và bức xạ Mặt Trời cũng như khỏi các cuộc tấn công của thiên thạch vi mô.
Ngoài ra, đá và các vật chất khác bên trong những hang động này không bị thay đổi bởi điều kiện bề mặt khắc nghiệt qua nhiều thời đại, cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của Mặt Trăng, đặc biệt là liên quan đến hoạt động núi lửa của nó.
Theo Linh Quy (VTV.VN)
baophutho.vn Cuộc cách mạng chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, trong đó có báo chí. Sự xuất hiện của các công...
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh giành giải thưởng TechWomen 100 của Anh nhờ đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô,...
Chỉ gần 2 tháng nữa, các nhà mạng sẽ chính thức dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại công nghệ 2G Only màn hình đen trắng, chỉ với có tính năng cơ bản nghe, gọi.
Các nhà nghiên cứu vừa phát minh ra một loại chân giả có thế kết nối hệ với thần kinh của con người, khiến nó có thể hoạt động không khác gì “hàng” thật.
Bài toán mới tại AI City Challenge năm nay có tên Phát hiện vật thể từ camera mắt cá là cơ hội để các kỹ sư VNPT cọ xát, khẳng định vị thế công nghệ “Make in Vietnam” trên bản...
baophutho.vn Căn cứ chủ trương, định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn gửi các...
Theo NASA, sự tương tác giữa hai thiên hà này bắt đầu từ 25 đến 75 triệu năm trước và quá trình hợp nhất thành một thiên hà sẽ kết thúc sau hàng trăm triệu năm nữa.
Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để giúp người nước ngoài tận hưởng môi trường thanh toán di động được đơn giản hóa, giúp họ dễ dàng liên kết thẻ ngân hàng nước ngoài.
Chương trình Chuyển đổi Số Quốc gia của Việt Nam hướng tới thu hẹp khoảng cách số thông qua việc mở rộng tiếp cận Internet đến vùng nông thôn và khu vực khó khăn.
Dữ liệu của Liên hợp quốc công bố ngày 3/7 cho thấy, Trung Quốc đang vượt xa các quốc gia khác trong cuộc đua phát minh liên quan trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, khi đã nộp số...
Theo lộ trình, module năng lượng khoa học sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2027. Ba module tiếp theo sẽ được đưa lên quỹ đạo trước năm 2030. Bốn module này sẽ tạo thành hạt nhân...
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) trở thành mục tiêu của tội phạm mạng với hình thức tấn công phổ biến nhất tiếp tục là Trojan.