{title}
{publish}
{head}
Phú Thứ là một làng chài thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, cách QL 1 khoảng 10 km. Nơi đây có cửa biển Hà Ra, điểm thông ra biển của đầm Trà Ổ. Từ đây, vượt qua ngọn đèo Hà Ra là đến với thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Vẻ đẹp yên bình của làng chài Phú Thứ.
Trước đây cửa biển Hà Ra rộng, ghe thuyền ra vào đầm Trà Ổ được dễ dàng như các cửa biển khác. Nhưng hiện nay, cửa đã bị cát bồi lấp, chỉ vào mùa mưa lụt mới tạo dòng nước lưu thông chảy ra biển. Ở ngoài khơi ngay trước mặt Hà Ra có một hòn đảo nhỏ hình giống con rùa bò, tục gọi là hòn Qui hay hòn Khô.
người dân làng chài Phú Thứ, tự hào với di tích lịch sử Gò Cớ, nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 20 m. Từ đây, mọi người có thể ngắm được toàn cảnh xung quanh với cây cầu Hà Ra, những xóm nhà của các thôn Phú Thứ, Phú Hòa và Tân Phú cùng bãi biển kéo dài dường như vô tận đến các xã Mỹ Thắng, Mỹ An, đến những dãy núi chạy cắt ngang bãi biển tạo ra các bãi đá nhấp nhô, và khung cảnh vùng biển bao la với những chiếc thuyền đánh cá đang tấp nập về bờ, những đứa trẻ nô đùa tắm biển...
Tại đây, du khách có thể tận hưởng buổi sáng sớm tinh mơ trên bãi biển với những chiếc thuyền đánh cá về bờ, mang đầy mực, tôm, cá, ghẹ tươi lấp lánh; cảnh người dân thả lưới, đánh bắt và hoạt động buôn bán hải sản nhộn nhịp ngay trên bờ biển. Đặc biệt, được thưởng thức ngay những món hải sản tươi sống vừa được đánh bắt thì không gì tuyệt bằng.
Làng chài Phú Thứ có nghề làm nước mắm truyền thống, với hương vị đậm đà, thanh sắc, thơm ngon. Nước mắm ở đây sử dụng nguồn nguyên liệu cá tươi, được mua của các thuyền đánh bắt trong làng, muối với lượng muối vừa phải, sau khoảng 9 - 10 tháng là có thể sử dụng.
TK
(Theo baobinhdinh.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng đang được bảo tồn và phát huy giá trị.
Mai Châu là huyện vùng cao ở tỉnh Hòa Bình, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên “bức tranh”...
Ra khơi rải lưới, khua chèo, đánh cá hay đi rừng hái măng, tham gia đá bóng như những cô gái Sán Chỉ... vốn là hoạt động, sinh hoạt thường ngày của người dân vùng biển, miền...
Thạch đen là một sản phẩm nối tiếng của Lạng Sơn. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na...
Bên cạnh việc giữ gìn những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu, người Dao Quế Lâm ở xã Yến Dương (Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) còn lưu giữ nghề đan lát truyền thống, tạo nên những sản phẩm...
Chương trình Khai mạc Du lịch Cát Bà năm 2024 diễn ra tối 31/3 là sự kiện đặc biệt quan trọng, thông điệp, lời mời trân trọng tới du khách trong nước và quốc tế đến với Cát Bà.
Nhắc tới hoa ban là nhắc đến Điện Biên. Hoa ban đã đi vào thơ, nhạc, là biểu tượng đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
Chiều 29-3, tại thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông về Chương trình khai mạc Năm du lịch và Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3 năm 2024.
Xuất hiện cách đây cả ngàn năm, phiên chợ Âm Dương trong Lễ hội truyền thống làng Ó, nay là khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) là một sinh hoạt văn hóa mang...
Cá chình suối hoặc cá trê suối hay còn gọi cá chình suối là loài đặc hữu của đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang). Thịt cá thơm ngon nên được nhiều du khách yêu thích.