{title}
{publish}
{head}
Khi những cơn mưa rào mùa hạ bất chợt đến rồi đi đỏng đảnh như cô gái mới lớn và những bông phượng vỹ vươn mình thắp lửa khắp sân trường, góc phố, lòng lại nao nao nhớ về thời áo trắng, nhớ thầy xưa, bạn cũ, nhớ những mùa thi và những buổi chia ly.
Sắc đỏ hoa phượng.
Chiều một mình qua phố, bắt gặp thảm hoa giăng kín lối đi, bất chợt những câu hát của nhạc sỹ Nguyễn Đình Bảng, phổ thơ Thanh Tùng có tựa đề “Thời hoa đỏ” lại ngân lên cùng những ký ức mà với tôi đó là mảng ký ức màu đỏ: "Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao. Bước lặng trên con đường vắng năm nao. Chỉ có tiếng ve sôi ồn ào. Mà chẳng cho lòng nguôi yên chút nào. Anh mãi mê về một màu mây xa. Cánh buồm bay về một thời đã qua. Em thầm hát một câu thơ cũ. Về một thời thiếu nữ say mê. Về một thời hoa đỏ diệu kỳ. Mỗi mùa hoa đỏ về, hoa như mưa rơi rơi...”.
Không biết tự bao giờ và ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng trồng phượng vỹ tại các sân trường để rồi phượng còn được gọi là hoa học trò. Loài hoa không hương nhưng rực rỡ sắc màu ấy như một nhân chứng lặng lẽ thu nhận bao thanh âm của tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng. Mỗi năm, hoa chọn đúng vào mùa thi, mùa chia tay của những cô, cậu học trò để khoe sắc. Và vì thế loài hoa này thường gắn với những kỷ niệm buồn vui và cả sự tiếc nuối của những năm tháng tuổi hoa tươi đẹp.
Thời học sinh, chắc hẳn ai cũng có vài lần nhặt những bông phượng rơi ép vào trong sách để giữ cho riêng mình hoặc tặng cho một ai đó. Có những nỗi niềm riêng chẳng thể nói thành lời mà chỉ lặng thầm gửi vào trang lưu bút, nơi lưu giữ cả một trời kỷ niệm của những ngày tháng đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Mỗi lần lật giở từng trang nhật ký bắt gặp cánh phượng được ép khô, ký ức về ngày tháng tươi xanh của một thời mộng mơ cứ thế ùa về vẹn nguyên như thể mới hôm qua.
Tôi còn nhớ những ngày là học sinh cấp hai, tập tễnh làm thơ để rồi cũng có những câu thơ dẫu vụng về, chắp nối, rằng: “Tháng 5 hè tới. Sắp xa nhau rồi. Phượng ơi gửi lại. Những ngày tháng vui. Gửi trong hoa đỏ. Gửi trong lá xanh. Nụ cười bạn nhỏ. Giọng cô ấm trầm...”. Bài thơ được viết ngay sau buổi tổng kết cuối năm học lớp 8 khi những bông phượng vỹ đỏ thắm cả sân trường. Tôi còn hái một bông phượng ép vào trang lưu bút cùng với bài thơ viết vội và không đặt tựa đề rồi lưu giữ cho riêng mình như một phần ký ức.
Nhớ lắm những giờ ra chơi, những buổi chiều tan học, lũ học trò chúng tôi thường tụm năm, tụm ba dưới gốc cây phượng vỹ chơi trò chuyền thẻ, vừa chơi vừa hát: Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba; ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư; tư ông sư, tư bà vãi, hai lên năm...
Luật chơi được đưa ra là ai thắng cuộc, người đó được tặng thưởng một nhành phượng thắm nên khi trở về nhà, đứa nào đứa ấy đều mang theo những bó hoa rực đỏ. Tôi nhớ những buổi cuối tuần khi hoàng hôn chỉ là vệt nắng mỏng cùng cô bạn hàng xóm ra ngã ba đầu làng nơi có cây phượng vỹ để chơi trò đuổi bắt và thi nhau xướng những tiếng “ê”, “a” hòa lẫn cùng tiếng ve.
Đứa nào ngân dài hơn là đứa đó thắng cuộc. Sau cuộc chơi, đám con gái thường tìm những bông phượng đẹp nhất kết thành từng chuỗi cài lên tóc mây kiêu hãnh như thể được đội lên đầu chiếc vương miện quý giá. Những cô bé chân trần bỗng trong phút chốc hóa thân thành những nàng công chúa xinh đẹp như trong truyện cổ tích.
Qua mỗi mùa hoa, tôi lại nhớ hình ảnh bác bảo vệ gầy luôn nở nụ cười trên môi mỗi khi chúng tôi nhờ hái giùm bông phượng đỏ. Bác không chỉ bảo vệ để trường, lớp được an toàn mà còn đảm nhận nhiệm vụ đánh trống trường. Đều đặn mỗi ngày, bác cần mẫn với công việc của mình như một chiếc đồng hồ không bao giờ lỡ hẹn. Và khi chiếc dùi trống được bác gói ghém cẩn thận rồi mang đi cất giữ cũng là lúc phượng đã nhuốm đỏ cả sân trường.
Thời gian vô tình lặng lẽ trôi, hoa và tiếng trống trường vẫn luôn tươi, mới chỉ có màu tóc của thầy cô là ngả màu sương gió còn đám học trò xưa nay mỗi người một nẻo để rồi mỗi khi về trường lại bắt gặp cái cảm giác lạ quen, bồi hồi, khó tả.
Một mùa hạ lại về mang thêm sắc tím bằng lăng, sắc hồng của sen và sắc đỏ rợp trời của phượng. Muôn đời vẫn thế, phượng bền bỉ khoe sắc. Cái màu đỏ như thể thắp lên trong lòng người những khát khao, hoài bão và khơi gợi những nỗi nhớ, niềm thương. Để rồi sau bao bộn bề lo toàn của cuộc sống, một lúc nào đó, mỗi chúng ta lại nhớ về những ngày tháng cũ, nơi có mái trường xưa, gốc phượng già đã lưu dấu một thời hoa đỏ.
(Theo Báo Quảng Bình)
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ...
Điện ảnh Việt Nam và điện ảnh thế giới luôn đặt các tác phẩm phim truyện khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể văn học ở vị trí quan trọng.
Tôi và nhiều bạn bè vẫn gọi đùa nơi mình ở là “làng” dù thật sự làng đã lên phố từ lâu. Không phải là làng sao được khi một buổi chiều đang chạy xe ngon lành thì chị hàng xóm...
Không rực rỡ như hoa mai, hoa phượng, vàng tươi như cúc, tím ngắt như bằng lăng, hoa bưởi với màu trắng tinh khôi thả vào không gian làn hương nồng nàn, quyến rũ. Sắc và hương...
baophutho.vn Sen quan âm trong lòng thành phố
Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa...
Vậy là những viên ngói cuối cùng được gỡ xuống, viên gạch không nguyên vẹn của căn nhà tường vôi lạc lõng nép mình bên những ngôi nhà cao tầng đã được mang đi. Căn nhà cấp bốn...
baophutho.vn Ngày 9/5, tại hội trường Nhà khách Văn phòng Chính phủ (Thủ đô Hà Nội), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại Giao, Bộ Văn hoá - Thể...
baophutho.vn Mỗi độ tháng Năm về, khắp phố phường bỗng trở nên dịu dàng, quyến rũ hơn bởi sắc tím của hoa bằng lăng.
baophutho.vn Từ ngày 3/5-19/5, Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng...
baophutho.vn Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tổ chức cho học sinh tham quan, giao lưu, trải nghiệm Hát Xoan tại các phường...
baophutho.vn Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo...