
{title}
{publish}
{head}
Thổ cẩm của người Dao đỏ từ chỗ chỉ dùng trong đời sống thường nhật đã biến thành những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa, nhắc du khách nhớ về một vùng miền tươi đẹp của tổ quốc.
Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sống trên dải đất Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn... Giống như các dân tộc thiểu số khác, ngoài những công việc trồng trọt, chăn nuôi thì người Dao đỏ ở Sa Pa cũng có một số nghề thủ công mang dấu ấn riêng độc đáo như rèn đúc làm đồ trang sức, thêu in hoa trên vải bằng sáp ong, dệt thổ cẩm... Trong đó thêu, dệt thổ cẩm là một họat động được người Dao đỏ Sa Pa còn gìn giữ và phát triển nhất.
Những sản phẩm lưu niệm được nhiều du khách ưa chuộng.
Các sản phẩm làm ra từ thổ cẩm đã được đa dạng hóa bên cạnh việc chỉ dùng để may trang phục truyền thống và để phục vụ cuộc sống thường ngày như trước đây. Từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Dao đỏ, những tấm vải thổ cẩm đã được làm thành các sản phẩm độc đáo khác nhau từ những thứ nhỏ xíu như vòng tay, vòng chân, móc treo chìa khóa...cho đến những chiếc túi đeo hoặc túi trang trí xinh xắn, những chiếc khăn trải bàn...có nhiều họa tiết được thêu thùa cầu kỳ.
Theo lời kể của các chị các mẹ người Dao đỏ, họ phải mất tới một năm để thêu được một bộ quần áo truyền thống, đối với những sản phẩm nhỏ lẻ như dây vòng, móc khóa thì khoảng vài ngày, một tấm khăn hoặc túi đeo nếu có nhiều họa tiết phức tạp cũng mất nửa năm để hoàn thiện. Người phụ nữ Dao đỏ không chỉ thêu thùa dệt vải mà còn phải chăm lo đời sống gia đình, từ những công việc đồng áng theo mùa vụ cho tới chuyện chồng con... Chính vì vậy mà bất kể khi nào rỗi rãi trên tay luôn là cái kim, cuộn chỉ, tấm vải.
Trên những chặng đường du lịch khám phá các điểm tham quan của Sa Pa, du khách có thể bắt gặp hình ảnh của những bà mẹ vừa trông con tay bồng tay bế vừa đem theo túi sợi để thêu, hoặc những bà cụ phơi ngô phơi thóc bên sân, hông vẫn đeo đồ thêu.
Người Dao nói chung và người Dao đỏ nói riêng chuộng dùng màu đỏ tươi rực rỡ để trang trí : khăn đỏ, bông trên ngực áo, cổ áo… Kỹ thuật thêu thoáng để lộ nền đen, nền chàm trong các họa tiết, có tác dụng làm giảm độ rực chói của các màu nguyên sắc, tạo cho chung độ chuyển sắc êm, trầm, nhuần nhụy. Những họa tiết để thêu, dệt lên vải thường là hoa, lá, hình người... được cách điệu khá nhiều, lồng ghép tinh tế thể hiện sự tỉ mỉ và khéo léo của con mắt lẫn bàn tay người phụ nữ Dao đỏ.
Họa tiết hoa văn thường thấy của người Dao.
Thổ cẩm của người Dao đỏ từ chỗ chỉ dùng trong đời sống thường nhật đã biến thành những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa, nhắc du khách nhớ lại một vùng miền tươi đẹp của tổ quốc. Đến Sa Pa du khách sẽ không phải mỏi mắt tìm kiếm vì người Dao đỏ bán hàng thủ công rất nhiều, cụ thể là bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa chừng 15km, nơi sinh sống của cộng đồng người Dao đỏ ở Sa Pa.
Trên đường đi bản, đâu cũng có thể thấy những người phụ nữ Dao đỏ trong trang phục truyền thống rực rỡ quây quần từng cụm nhóm thêu thùa. Họ coi mỗi sản phẩm làm ra như một đứa con tinh thần, nó thể hiện cả tính cách của người làm ra và du khách khi được chiêm ngưỡng sẽ không khỏi thán phục.
Theo VNE
Sa Pa (Lào Cai), điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa đặc sắc. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm tắm lá thuốc độc đáo của đồng ...
Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ ...
Gây dựng thương hiệu cho thổ cẩm BaNa; tạo chuỗi sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của đồng bào H’Mông..., nhiều nhóm phụ nữ yêu văn hóa truyền thống đã và ...
Trang phục của người phụ nữ dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng mang một màu sắc riêng biệt rực rỡ, độc đáo, không pha trộn với bất cứ dân tộc nào. Với sự tinh tế trong ...
Đến thăm bản Sưng - ngôi làng của đồng bào Dao Tiền nằm trên vùng núi cao tỉnh Hòa Bình, du khách như lạc vào một không gian tươi xanh với cảnh đẹp nguyên sơ, ...
Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên ...
Tả Phìn (thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là vùng đất mang đậm bản bản sắc văn hóa dân tộc Dao đỏ – nơi đây hội tụ đủ 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...
Trong bối cảnh du lịch phát triển mạnh những năm gần đây ở vùng Tây Bắc, phụ nữ dân tộc thiểu số đã đưa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, các sản phẩm thủ ...
baophutho.vn Sáng 10/3 (âm lịch), dù trời mưa to từ sáng sớm nhưng như một lời hẹn thiêng liêng đã khắc sâu trong tâm khảm, hàng vạn con Lạc cháu Hồng vẫn...
Gánh lễ lên Đền
Nằm lọt thỏm giữa rừng xanh cao nguyên bạt ngàn, ngôi nhà thờ gỗ với tuổi đời hàng thế kỷ luôn là niềm tự hào của người dân vùng Kon Tum.
Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có bốn đặc sản được xác lập Kỷ lục Việt Nam gồm cá bống sông Trà, món don, kẹo gương và quế Trà Bồng.
Với những người có kinh nghiệm, du lịch mùa Thu - Đông sẽ là một cuộc trải nghiệm mới mẻ với nhiều cảm nhận khác nhau. Cùng Du lịch Việt Nam tới thăm 5 địa điểm du lịch lý...
Bánh mì kẹp Việt Nam, thịt gà xiên Hàn Quốc hay Takoyaki Nhật bản chỉ là 3 trong số những món ngon và tiện lợi của châu Á.
Nếu bạn thực hiện một chuyến đi biển cuối thu, vịnh Lan Hạ chắc chắn là điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua.
London, New York, Dubai, Singapore… là những điểm du lịch đẹp và đắt đỏ nhất thế giới.