
{title}
{publish}
{head}
Mỹ hôm 22/3 thông báo sẽ chấm dứt quy chế pháp lý của hàng trăm nghìn người nhập cư và ấn định thời gian buộc họ rời khỏi nước này.
Quyết định này đã hiện thực hóa cam kết của Tổng thống Donald Trump về một chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và hạn chế nhập cư.
Lệnh trên ảnh hưởng đến khoảng 532.000 người chủ yếu từ khu vực Mỹ Latin, đã đến Mỹ theo một chương trình do chính quyền của Tổng thống Joe Biden đưa ra vào tháng 10/2022 và được mở rộng vào tháng 1/2023. Theo quyết định mới, họ sẽ mất quyền bảo vệ pháp lý sau 30 ngày kể từ khi lệnh của Bộ An ninh Nội địa được công bố trên Công báo Liên bang - dự kiến vào ngày 25/3 tới.
Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải rời khỏi Mỹ trước ngày 24/4 trừ khi được cấp quy chế nhập cư khác cho phép họ ở lại Mỹ. Hiện các quan chức Mỹ đang kêu gọi những người di cư theo chương trình này sử dụng ứng dụng CBP Home trên điện thoại thông minh để đăng ký chủ động xin hồi hương.
Người di cư Venezuela đến từ Mexico xuống máy bay tại Sân bay quốc tế Simon Bolivar ở Maiquetia, Venezuela sau khi bị Mỹ trục xuất (Ảnh: AP)
Bản dự thảo do Bộ An ninh Nội địa soạn thảo lập luận rằng chương trình nhập cư này không còn mang lại lợi ích công cộng đáng kể cho Mỹ và không phù hợp với các mục tiêu chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Dự kiến, văn bản này sẽ có hiệu lực vào ngày 24/3.
Chương trình Quy trình dành cho người Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela (CHNV) - được công bố vào tháng 1/2023 - cho phép tối đa 30.000 người từ 4 quốc gia trên nhập cư vào Mỹ mỗi tháng và kéo dài trong 2 năm. Tổng thống Mỹ vào thời điểm đó Joe Biden mô tả đây là một cách an toàn và nhân đạo để giảm bớt áp lực lên biên giới đông đúc của Mỹ - Mexico.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ An ninh Nội địa Mỹ, khoảng 110.000 người từ Cuba, 210.000 người từ Haiti, 93.000 người từ Nicaragua và 117.000 người từ Venezuela đã nhập cảnh vào Mỹ theo chương trình này.
Nguồn vtv.vn
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Ông Trump đã chia sẻ ảnh chụp màn hình các mẫu thư gửi đến lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Lào và Myanmar để thông báo về mức thuế quan mới.
Tổng thống Lee Jae Myung đánh dấu tròn một tháng nhậm chức bằng việc công bố một kế hoạch táo bạo, quyết liệt với ưu tiên hàng đầu là tái thiết nền kinh tế và khôi phục sinh kế...
Sóng nhiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng làm gia tăng đáng kể các ca nhiễm bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết nóng bức, đặc biệt ở những nhóm dân số dễ bị...
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tăng cường hợp tác, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và phối hợp ứng phó các thách thức toàn cầu.
Đơn kiện 59 trang cáo buộc chính quyền Trump đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu sức khỏe của người tham gia chương trình Medicaid cho các cơ quan thi hành luật di trú.
Tổng cộng có gần 91.000 người tham gia biểu tình trên toàn quốc như thủ đô Paris, thành phố cảng Marseile, thành phố Lille, đặc biệt một số người đã có hành động quá...
Sắc lệnh này sẽ trao gần như toàn bộ quyền quyết định chính sách giáo dục cho các bang và hội đồng địa phương, một viễn cảnh khiến các nhà hoạt động giáo dục theo khuynh hướng...
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 20-21/3 tại Brussels với một chương trình nghị sự dày đặc tập trung vào việc củng cố khả năng cạnh tranh của EU...
Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ thảo luận về cách giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine, tập trung vào các điều kiện thực thi thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đề xuất trước đó.
Liên minh châu Âu cam kết sẽ cung cấp gần 2,5 tỷ euro trong năm 2025-2026 và hy vọng nó sẽ góp phần xây dựng một tương lai hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho người dân Syria.