
{title}
{publish}
{head}
Cây cọ gắn liền với vùng đất trung du Phú Thọ, từng đi vào nhiều tác phẩm thơ ca, quen thuộc với nhiều thế hệ. Trải qua sự biến đổi của thời gian, cây cọ dần vắng bóng, một phần do đô thị hoá, một phần do loại cây này không cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tại xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, vẫn còn lưu giữ được những rừng cọ xanh mướt thanh bình cùng nghề làm mành cọ nức tiếng gần xa.
Được biết, hiện ở xã Quảng Yên có khoảng 99ha trồng cọ, tập trung ở các khu: Hưng Long, Minh Tân, Kiêu Xuân, Đông Thọ. Với diện tích cây cọ lên tới gần 100ha, nơi đây là nguồn cung quả cọ, lá cọ và các nguyên vật liệu từ cây cọ cho thị trường khắp trong và ngoài tỉnh.
Xã Quảng Yên hiện có khoảng 99ha trồng cọ.
Đồng chí Nguyễn Thành Long – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Yên cho biết: Là xã nông nghiệp thuần túy, từ bao đời nay, cây cọ đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người dân địa phương. Từ cây cọ, người dân có thể sử dụng lá cọ để lợp nhà, làm chổi, vào mùa thì bán quả cho lái buôn hoặc bán cẫng cho các hộ làm mành và các đồ thủ công từ cọ. Trung bình mỗi năm, 1ha cọ cũng có thể thu từ 20 – 30 triệu đồng từ tiền bán lá cọ, tuy không cao nhưng đem lại nguồn thu ổn định cho nhiều gia đình đồng thời cũng góp phần giữ nghề truyền thống tại địa phương.
Nơi đây vẫn lưu giữ nghề làm mành cọ truyền thống được lưu giữ qua hàng chục năm.
Và một trong những nghề được lưu giữ lâu đời nhất ở xã Quảng Yên là nghề làm mành cọ. Là người có 26 năm gắn bó với nghề làm mành cọ ở xã, ông Lê Văn Thịnh – khu Kiêu Xuân cho biết: Nghề làm mành cọ xuất hiện ở xã Quảng Yên từ khoảng 45 – 50 năm trở về trước. Lúc đó, ở các nơi như thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, thành phố Việt Trì... đều có các xưởng sản xuất mành cọ lớn hay các HTX sản xuất mành cọ. Khi đó, tôi hay đi “đánh hàng” – cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở này. Sau nhiều năm đi buôn lá và cẫng cọ, nhận thấy địa phương có sẵn nguồn nguyên liệu lại tiếp xúc với các mô hình sản xuất mành cọ khác nhau nên tôi quyết định tạm dừng việc đi buôn mà mở xưởng sản xuất mành cọ ngay tại gia đình.
Ông Lê Văn Thịnh – khu Kiêu Xuân có 26 năm gắn bó với nghề làm mành cọ.
Theo ông Thịnh, nghề làm mành cọ không khó tuy nhiên, để làm ra những chiếc mành đẹp, được khách hàng ưa chuộng thì không phải ai cũng làm được. Công đoạn đầu tiên khi làm mành là mua nguyên liệu, pha nan, phơi khô sau đó tuốt cho mịn. Trước đây, công đoạn vót nan người thợ phải làm thủ công, rất vất vả, đòi hỏi phải chau chuốt, tỉ mỉ để có thể làm ra một chiếc mành đạt chất lượng. Hiện nay, công đoạn này đã có sự hỗ trợ của máy móc, tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn có được những chiếc nan cọ được vót nhẵn đều, trơn nhẵn.
Công đoạn đầu tiên khi làm mành là mua nguyên liệu, pha nan, phơi khô sau đó tuốt cho mịn.
Nan sau khi vót nhẵn được phân loại theo kích cỡ, chiều dài, độ bóng đẹp rồi mới đem dệt. Giá thành mỗi chiếc mành cọ tùy vào kích cỡ, loại nan, dao dộng từ khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trong đó, nan dệt từ cật cây cọ có độn bền cau, bóng đẹp nên giá cũng cao hơn các loại mành dệt từ nan thông thường.
Chiếc mành cọ truyền thống giá thành rẻ hơn so với chiếu trúc, độ bền thì gấp nhiều lần chiếu cói và các loại chiếu nhựa khác trên thị trường nên được khách hàng yêu thích lựa chọn. Đặc biệt, theo ông Thịnh, do hiện nay nhiều nơi không làm mành cọ mà chuyển sang kinh doanh các kinh doanh các sản phẩm mành chiếu của Trung Quốc, mành chiếu làm từ tre trúc nên sản phẩm mành cọ của ông ít bị cạnh tranh, thị trường mở rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Trong đó, nhiều khách hàng đến từ các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình và các tỉnh miền Nam thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn từ hàng trăm đến cả nghìn chiếc mành một lần, gia đình thường xuyên phải thuê 4 – 5 người làm mới kịp tiến độ. Cộng các đơn hàng, mỗi năm gia đình ông cũng xuất bán khoảng 3.000 chiếc mành cọ, đem lại nguồn thu nhập ổn định, giúp ông xây sửa, mua sắm, trang hoàng nhà cửa, phát triển cuộc sống.
Nghề làm mành cọ không khó nhưng cần sự tỉ mẩn, khéo tay của người thợ.
Có thể thấy, dù trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, có thời điểm hàng chục hộ làm nghề hay hiện nay chỉ có một vài hộ còn lưu giữ nghề truyền thống nhưng cây cọ vẫn là cây trồng thân thuộc với người dân Đất Tổ và nghề làm mành cọ ở xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba cũng sẽ luôn đồng hành, phát triển với thời gian...
Hà Tùng
baophutho.vn Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục...
baophutho.vn Xã Kim Bôi (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cũ) được hình thành trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bo, xã Kim Bôi và xã Vĩnh Đồng. Với diện tích trên...
baophutho.vn Làng gốm Hương Canh của xã Bình Nguyên, tỉnh Phú Thọ là một trong những làng gốm lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam, được biết đến với nghề gốm...
baophutho.vn Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc diễn ra từ ngày 16 - 21/7, ngành Du lịch Phú Thọ tích cực tham gia các hoạt...
baophutho.vn Trong một buổi chiều đầu hạ, khi nắng còn le lói trên những rặng núi đá vôi bao quanh xã Mai Hạ (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cũ), ông Khà Văn...
baophutho.vn Đã từ lâu, người dân xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (cũ), nay là xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ, ai cũng biết đến câu...
baophutho.vn Từ lâu, thủy điện Hòa Bình đã trở thành một điểm đến ưa thích của nhiều người vì vẻ đẹp hùng vỹ của công trình. Báo Phú Thọ điện tử gửi đến Quý...
baophutho.vn Tháng Giêng, đất trời vào Xuân, làng quê thay áo mới, lòng người hân hoan trong tiếng nhạc, tiếng trống hội thúc giục bước chân. Cũng như bao...
baophutho.vn Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đàn Tịch điền, phường Minh Nông, TP Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đây...
baophutho.vn Ngày 12/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng 15/2) xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tổ chức lễ hội truyền thống Đình Khoang xuân Ất Tỵ năm 2025.
baophutho.vn Nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn với phần lớn dân số là đồng bào Mường, Dao - Điểm du lịch cộng đồng Xuân Sơn với đa dạng nét văn hóa...
baophutho.vn Phú Thọ là vùng đất cội nguồn với hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức trong mùa Xuân. Lễ hội truyền thống có sức thu hút lớn với du...