Cập nhật:  GMT+7

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Nếu như Thủ đô Hà Nội có làng hương Quảng Phú Cầu hơn 100 năm tuổi, thì ở thành phố Huế lại tồn tại một làng nghề làm hương truyền thống có bề dày lịch sử lên tới 7 thế kỷ, nằm cách trung tâm Cố đô chỉ khoảng 7km về hướng tây nam.

Theo một số tài liệu và qua lời kể của các nghệ nhân địa phương, nghề làm hương tại phường Thủy Xuân (thành phố Huế) đã xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Trước đây, hương trong làng được sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu của triều đình, phủ quan và người dân trong vùng.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Những bó “hoa tre” ở làng nghề Thủy Xuân.

Hương tại làng nghề Thủy Xuân luôn được ưa chuộng bởi phương pháp sản xuất thủ công tỉ mỉ, tinh tế trong từng công đoạn và đặc biệt là nguyên tắc không sử dụng hóa chất.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Hương thủ công Thủy Xuân đã có mặt ở Huế được khoảng 7 thế kỷ.

Mặc dù vậy, hương Thủy Xuân vẫn luôn mang một mùi thơm nhẹ nhàng, thanh tao như bản chất người dân Cố đô Huế bấy lâu nay.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Người làng Thủy Xuân bày những bó chân hương thành từng “khóm hoa” đón khách thập phương ghé thăm.

Để làm nên những nén hương thơm không hóa chất, các nghệ nhân phải chọn nguyên liệu thật kỹ lưỡng, từ loại trầm hảo hạng cho tới những thành phần không thể thiếu như quế chi, hoa hồi, nụ tùng, thảo quả, đinh hương, bạch đàn, bột vỏ bưởi... với công thức tỷ lệ được truyền qua nhiều đời.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Công đoạn se hương tại một gia đình làm nghề truyền thống tại Thủy Xuân.

Bí quyết để giữ nén hương cháy đều, không bị tắt nửa chừng hoặc cháy bùng thất thường của các nghệ nhân Thủy Xuân nằm ở khâu chọn nguyên liệu làm chân hương.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Một góc tham quan, trải nghiệm tại làng nghề 700 năm tuổi.

Chân hương hay còn gọi là lõi hương phải được làm từ ruột tre lấy từ những khu rừng tre nghìn năm tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vót lõi hương cũng là công đoạn đòi hỏi bàn tay điêu luyện, khéo léo của người làm hương. Sau khi chẻ nhỏ theo kích cỡ đều tăm tắp, lõi hương sẽ được phơi nắng nhiều ngày để bảo đảm độ cứng vừa phải, tránh việc que hương bị gãy.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Hương truyền thống phải phơi nắng nhiều ngày.

Đến với làng Thủy Xuân những ngày này, có thể dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ là con cháu các nghệ nhân, ngày ngày miệt mài gìn giữ nét đẹp văn hóa lâu đời bên những thiết bị bán thủ công đơn sơ.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Những người thợ trẻ giữ gìn nét văn hóa truyền thống.

Thú vị hơn, khách du lịch hoàn toàn có thể trải nghiệm se hương như một người thợ thủ công của làng nghề.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Du khách trải nghiệm se hương.

Một nén hương truyền thống thường chỉ có 2 màu nâu hoặc đỏ để dùng vào những dịp khác nhau. Thế nhưng, bằng khối óc sáng tạo không ngừng, các nghệ nhân đã phối kết hợp thêm nhiều màu sắc để sản phẩm từ bàn tay cần cù của mình thêm phần bắt mắt.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Khách thập phương hào hứng trước khung cảnh rực rỡ, bắt mắt tại làng nghề Thủy Xuân.

Bước chân tới làng hương Thủy Xuân, khách thập phương sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ nơi đây. Những bó chân hương được nhuộm màu, kết thành các đóa “hoa tre” lung linh nhưng vẫn đậm nét truyền thống.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Từ nhiều năm nay, Thủy Xuân được du khách, nhất là các bạn trẻ, biết đến như một điểm dừng chân không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến thăm Cố đô Huế.

Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài lâu nay vẫn chọn Thủy Xuân là điểm dừng chân không thể thiếu mỗi lần đến với Cố đô Huế.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Không chỉ khách trong nước, mà nhiều bạn bè quốc tế từ khắp năm châu cũng rất hào hứng khám phá vẻ đẹp, nét văn hóa truyền thống của làng nghề cổ nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 7km này.

Nhiều người đã thử mặc lên mình những bộ cổ phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc để lưu giữ lại khoảnh khắc khó quên với làng nghề Thủy Xuân.

Ngôi làng 700 năm gìn giữ nét văn hóa tâm linh Cố đô Huế

Áo dài truyền thống và cổ phục cung đình là những lựa chọn hàng đầu của khách thập phương khi đến Thủy Xuân.

Trên cung đường khám phá làng hương Thủy Xuân, du khách còn có thể ghé tham quan nhiều di tích lịch sử nổi tiếng của Cố đô Huế như lăng Tự Đức, lăng Đồng Quan, chùa Tứ Hiếu hay đồi Vọng Cảnh.

Theo Báo Nhân dân


Theo Báo Nhân dân

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam
2024-11-13 15:19:00

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ...

Liên hoan “Vũ điệu công nhân” 

Liên hoan “Vũ điệu công nhân” 
2024-07-18 12:48:00

baophutho.vn Ngày 18/7, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức liên hoan “Vũ điệu công nhân, viên chức, lao động” tỉnh Phú Thọ lần thứ hai - năm 2024, chào mừng 95...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long