
{title}
{publish}
{head}
Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nằm ven bờ sông La hiền hòa, ngôi làng Bến Hến thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã gắn liền với nghề “đãi hến” trong hơn 300 năm qua.
Đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho dòng La đã góp phần giúp đời sống của biết bao thế hệ người dân nơi đây ổn định, phát triển. Hiện nay, toàn làng có 60 hộ có thuyền đi đãi hến, trung bình mỗi thuyền giải quyết việc làm gián tiếp cho 4 - 5 người khác trong làng.
Cứ ra tháng Giêng hằng năm là người dân làng Bến Hến lại bước vào hành trình khai thác hến và dắt (giống hến nhưng nhỏ hơn). Việc khai thác diễn ra đến độ tháng 8 âm lịch, khi lũ lên, người làm hến mới được nghỉ ngơi bên gia đình. Do nguồn khai thác ngày càng cạn kiệt nên ngoài việc khai thác ở sông La, người dân Bến Hến phải mở rộng lên tận Vũ Quang để khai thác hến và ra tận dòng Lam của Nghệ An để khai thác dắt.
Khi những con thuyền “đi hến” trở về chất đầy hến và dắt cũng là lúc những túp lều xếp dài dọc bên bờ sông đỏ lửa, làn khói trắng theo gió cuộn ra dòng La báo hiệu công đoạn sơ chế hến bắt đầu.
Trước đây, việc chế biến hến “mạnh ai người nấy làm”, tuy nhiên, về sau, chính quyền xã Trường Sơn đã quy hoạch bài bản khu vực chế biến hến cho người dân. Theo đó, khu vực này trải dài khoảng 400m, theo chiều dọc bên bờ sông La với hàng chục lán rộng từ 3-5m2 được xây dựng kiên cố, lợp mái tôn. Mỗi lán được trang bị một bếp lửa và nồi gang chuyên dụng cỡ lớn để nấu hến.
Hến và dắt sau khi được ngâm, đãi sạch sẽ được đưa vào bếp để đun sôi nhằm tách vỏ, lấy ruột.
Để lấy ruột hến tròn và săn đều thì lò phải đủ nhiệt, lửa đun sôi, trào bọt 3 lần.
Sau khi nấu xong, hến, dắt sẽ được đưa ra sông đãi lần cuối để lấy ruột.
Ruột hến được những bàn tay khéo léo đãi ra trong làn nước trong xanh.
Những mẻ hến, dắt được bà con làng Bến Hến khéo léo đãi ra cho vào các rổ có bọc các tấm vải mỏng.
Theo chia sẻ của các hộ dân, vào mùa cao điểm, mỗi thuyền có thể cào được 5-6 tạ dắt/ngày và gần 1 tạ hến. Sau khi chế biến sẽ thu được khoảng gần 1 tạ dắt ruột và trên 1 yến hến ruột. Với mức giá thị trường hiện nay là 150 nghìn đồng/kg hến và 50 – 70 nghìn đồng/kg dắt đã góp phần mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân.
Hến và dắt được khách hàng mua về để chế biến nhiều món như: canh hẹ, canh rau vặt, canh mít, xào giá đỗ... Đặc biệt, gần đây, món lẩu hến trở thành một đặc sản được các thực khách vô cùng thích thú và tán thưởng.
TK (Theo baohatinh.vn)
Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai...
Đa dạng hóa thị trường khách quốc tế để hướng đến phát triển bền vững là một định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa. Sau nhiều nỗ lực, bức tranh thị trường khách quốc tế...
Những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống dân tộc để phát triển...
Cao nguyên Mộc Châu, từ lâu đã nổi tiếng với những đồng cỏ, những mùa hoa rực rỡ và đặc biệt là những đồi chè xanh ngát trải dài. Không chỉ mang đến nguồn nông sản chất lượng,...
Có thể thấy, cùng với tiềm năng, lợi thế du lịch to lớn và riêng có, những năm qua Hà Giang còn có các sản phẩm du lịch đầy sáng tạo, hấp dẫn. Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của...
Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) lại bước vào mùa đẹp nhất trong năm - mùa bướm. Hàng nghìn cánh bướm đủ sắc màu tung bay giữa rừng xanh tạo nên khung cảnh nên thơ, khiến...
Hội Kiêng Gió - Tiếng gọi từ lòng núi của người Dao Thanh Phán
Hà Giang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam với cung đường băng qua những cảnh đẹp hoang sơ, trong lành mà hùng vĩ của miền núi phía bắc. Trên cung đường này,...
Gần đây, các lễ hội đầu xuân và lễ hội văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc, chuyên nghiệp, thu hút đông đảo người dân và du khách, không chỉ mang đến trải...
Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị...
Sầm Sơn - với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào - đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất của xứ Thanh. Về với Sầm Sơn không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thăm...