{title}
{publish}
{head}
Việc Nhật Bản và Hàn Quốc nối lại các cuộc tham vấn kinh tế cấp cao song phương là sự kiện mới nhất trong loạt động thái cải thiện quan hệ sau những tranh cãi về vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp ở Tokyo ngày 16/3/2023.
Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nối lại các cuộc đối thoại kinh tế cấp cao vào cuối năm nay sau gần 8 năm đình trệ do căng thẳng song phương liên quan đến nhiều vấn đề.
Hãng tin Yonhap ngày 3/12 dẫn các nguồn ngoại giao cho biết hai bên đã nhất trí tiến hành một cuộc gặp tại thủ đô Seoul vào cuối tháng 12 này.
Việc Tokyo và Seoul nối lại các cuộc tham vấn kinh tế cấp cao song phương là sự kiện mới nhất trong loạt động thái cải thiện quan hệ giữa hai nước sau những tranh cãi liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã nhất trí nối lại các cuộc đối thoại kinh tế và hai bên cũng đã khẳng định cam kết tiến hành những sự kiện này trong các cuộc gặp thượng đỉnh sau đó.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999, Đối thoại Kinh tế Cấp cao Nhật Bản-Hàn Quốc diễn ra luân phiên ở hai nước này trước bị đình chỉ sau phiên họp thứ 14 tại Tokyo hồi tháng 1/2016.
Ngày 1/12 vừa qua, hai nước cũng đạt được thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 10 tỷ USD, nối lại thỏa thuận hết hiệu lực từ năm 2015./.
Nguồn TTXVN/Vietnam+
Thỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy...
Nước Mỹ là quốc gia dẫn đầu về cắt giảm khí thải, dự kiến sẽ cắt giảm 2 gigaton lượng khí thải của nước này vào năm 2030; Ấn Độ đứng thứ hai, với 1,4 gigaton lượng khí thải cắt giảm.
Ngày 28/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Antonio Guterres nhấn mạnh các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp...
Cuộc tập trận được tổ chức nhằm tăng cường năng lực chung và tư thế phòng thủ phối hợp 3 nước trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng gia tăng trong khu vực.
ASEAN và Pháp cân nhắc các cơ hội để tăng cường hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm hòa bình và hòa giải, hợp tác an ninh, năng lượng, an ninh lương thực...
Một báo cáo công bố ngày 8/11 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo, sản lượng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2030 sẽ cao hơn gấp đôi mức được cho là...
Các hoạt động như míttinh, tuần hành và đặt vòng hòa tại Lăng Vladimir Ilich Lenin - lãnh tụ của Giai cấp Vô sản toàn Thế giới, đã diễn ra trang trọng để kỷ niệm 106 năm Cách...
Tuyên bố được đưa ra ngày 4/11 tại cuộc gặp của Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản với những người đồng cấp Trung Quốc và Hàn Quốc diễn ra ở thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật...
Từ ngày 1/11, du khách nhập cảnh và xuất cảnh tại Trung Quốc sẽ không cần nộp tờ khai y tế cho hải quan, trừ những người có các triệu chứng mắc bệnh truyền nhiễm thì phải tự...
Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc nhấn mạnh kỳ vọng ASEAN và Hàn Quốc sẽ mở rộng phạm vi và chiều sâu hợp tác trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch và...
Chỉ riêng trong năm nay, EU đã dành 15 tỷ euro (khoảng 15,9 tỷ USD) để hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho Ukraine theo chương trình Hỗ trợ tài chính vĩ mô (MFA) quy mô lớn.