Cập nhật:  GMT+7

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần ngả vàng đan xen những mái nhà lợp ngói âm dương, dưới những cơn mưa dai dẳng lại bóng lên chất sành đanh rắn, khiến khung cảnh thiên nhiên mang đậm vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Việt Bắc.

Là một xóm nhỏ chỉ có 35 hộ dân, 100% là người dân tộc Dao Tiền, bà con ở đây sở hữu kho tri thức dân gian phong phú và những câu chuyện thú vị về tập tính, phong tục, văn hóa truyền thống, bản sắc Dao.

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Người Dao Tiền bên bếp lửa.

Căn bếp là nơi chúng tôi sà vào trước tiên khi bước vào căn homestay Khánh Hưng của chị Bàn Thị Liên. Bên bếp lửa bập bùng tỏa ra hơi ấm, khói bếp thơm quẩn quanh và tiếng củi nổ lách tách, chị Liên kể cho tôi câu chuyện lý giải vì sao người Dao Tiền có tập quán sống ở những vùng núi cao.

Truyện xưa kể rằng, người Dao tiền và người Tày được cho chọn một trong hai chiếc hòm. Người Dao Tiền nhấc được chiếc hòm nặng, trong có con dao. Vì vậy người Dao tiền lên núi sinh sống. Con dao được dùng để làm phương tiện lao động, lên rừng làm ăn, kiếm sống.

Còn người Tày nhấc được chiếc hòm nhẹ hơn thì sinh sống ở vùng miền núi thấp. Ngay cả cái tên xóm Hoài Khao, theo lý giải, vốn đọc đúng là Vài Khao, nghĩa là trâu trắng, gắn với câu chuyện truyền thuyết về con trâu trắng được một bà tiên ban tặng...

Vừa nhanh tay bê chiếc sọt đựng bát sáp ong và dụng cụ in ra ngoài hiên nhà, chị Bàn Thị Liên tiếp tục say sưa kể cho chúng tôi nghe về ý nghĩa họa tiết, hoa văn trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao tiền.

Tuy cũng được nghe một vài dị bản khác nhau về tín ngưỡng vật tổ của người Dao, nhưng câu chuyện kỳ bí gắn với lịch sử tộc người Dao qua lời kể của chị Bàn Thị Liên vô cùng hấp dẫn và cuốn hút. Từ xưa và cho đến bây giờ, trang phục của người Dao Tiền đều có thêu hoa văn trên vai áo. Hoa văn đó có biểu tượng hình con chó.

Thời người Dao tiền di cư vượt biển tìm vùng đất mới để an cư lạc nghiệp, quên không mang theo dấu ấn Bàn Vương (được coi là thủy tổ của người Dao), phải nhờ con chó sang sông lấy giúp. Cảm ơn công sức của con chó, người Dao tiền thêu hình tượng này lên áo của người phụ nữ Dao Tiền để ghi nhớ hành động đó.

Vén chiếc khăn trắng đội đầu, chị Liên quàng tay ra phía sau lưng, chỉ cho tôi hoa văn vết hổ cào. Theo chị: Quan niệm từ xưa, vết hổ cào được coi như "tấm bùa” để bà con Dao Tiền yên tâm vào rừng, thú dữ tránh xa, không bị hổ cào, làm hại.

Giữa cuộc sống hiện đại và mọi thứ đều được khoa học chứng minh, tín ngưỡng dân gian và niềm tin tâm linh như sợi dây gắn kết cộng đồng, làng bản. Theo thời gian, những giá trị nhân văn dân tộc và bản sắc văn hóa càng bền bỉ trường tồn. Người Dao Tiền sinh sống, sinh tồn giữa núi rừng với niềm tin tâm linh sâu sắc. Bản sắc văn hóa Dao Tiền được gìn giữ nguyên vẹn và bồi đắp ngày càng dày sâu.

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Khuôn tre để in hoa văn sáp ong.

Lửa càng bén càng níu chân du khách. Chúng tôi ra hiên nhà để xem cách mà phụ nữ Dao Tiền in họa tiết lên váy áo của mình. Quan sát từng động tác in sáp ong tỉ mỉ, mới thấy sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ Dao Tiền. Có lẽ bởi, ở đây ai cũng phải biết may trang phục cho mình, biết in hoa văn sáp ong, biết thêu những họa tiết thật đẹp.

Phóng ánh nhìn ra những rặng núi xa, mơ hồ giữa những câu chuyện nhuốm màu huyền bí được người dân bản địa lưu giữ và văn hóa truyền thống giàu bản sắc đang hiện hữu... Hoài Khao còn ăm ắp tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Người Dao Tiền ở xóm Hoài Khao vô cùng “giàu có” về di sản vật thể và phi vật thể.

Lễ hội thu hoạch sáp ong đá (hay còn gọi lễ hội hang Ong) thu hút khách thập phương, cây nhội được công nhận là cây di sản Việt Nam là điểm tham quan check-in, làn điệu Páo dung và lễ cấp sắc độc đáo... nhiều người nhắc đến.

Đây là cơ sở để làng du lịch cộng đồng Hoài Khao xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc cũng như gia tăng trải nghiệm văn hóa truyền thống cho du khách, vừa cải thiện đời sống, vừa mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Ngọc Liên (Báo Nhân Dân)


Ngọc Liên (Báo Nhân Dân)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới
2024-11-22 15:33:00

baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...

Đặc sắc nghệ thuật chế tác đàn tính

Đặc sắc nghệ thuật chế tác đàn tính
2024-09-19 08:57:00

Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều...

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng
2024-09-16 08:11:00

Những nghệ nhân “nhí” người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ,...

Đổi thay từ chính sách dân tộc

Đổi thay từ chính sách dân tộc
2024-09-12 07:01:00

baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long