
{title}
{publish}
{head}
Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Nỗ lực giữ nghề
Với người Ba Na ở Bình Định, thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống
Về làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh những ngày đầu tháng 5, chúng tôi có dịp được trò chuyện với một số nghệ nhân đang dành nhiều tâm huyết giữ nghề thổ cẩm truyền thống của cha ông. Thấy khách đến, bà Đinh Thị Bung (55 tuổi) đon đả mời vào nhà, giới thiệu nhiều mẫu mã thổ cẩm đẹp đang treo gần khung dệt.
“Tấm áo thổ cẩm này bà dệt mất hơn hai tuần; chiếc váy bông phía dưới cũng hơn một tuần. Mỗi tháng, người nào giỏi nghề chỉ làm được đôi ba bộ như vậy, giá mỗi sản phẩm dao động từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng”, bà Bung nói.
Trước đây, trong những ngôi nhà của người Ba Na ở làng Hà Văn Trên không thể thiếu khung dệt vải. Ngoài thời gian làm nương rẫy, phụ nữ Ba Na lại gắn mình bên khung dệt để tạo ra những tấm vải thổ cẩm, những bộ áo váy với nhiều hoa văn độc đáo. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, mà trong mỗi sản phẩm dệt còn ẩn chứa sắc thái văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú của người Ba Na.
Đồng bào Ba Na sử dụng nguyên liệu chủ yếu là bông để kéo sợi, sau đó xử lý và pha màu phù hợp để dệt. Sản phẩm thổ cẩm thường có 3 màu chủ đạo, gồm đỏ, đen và trắng. Hiện nay, thị trường nguyên liệu của thổ cẩm ngày càng đa dạng, trong đó len sợi đa màu sắc cũng dễ dàng mua. Điều này giúp cho quá trình dệt thổ cẩm trở nên nhanh chóng và màu sắc sản phẩm ngày càng phong phú hơn.
“Những thay đổi này không làm giảm đi giá trị truyền thống của nghề dệt thổ cẩm. Ngược lại, áp dụng nguyên liệu mới và kỹ thuật hiện đại giúp sản phẩm trở nên bắt mắt, hấp dẫn hơn. Bên cạnh việc dệt áo, váy, nhiều người còn làm ví, túi xách, đồ lưu niệm để phục vụ thị hiếu đa dạng của người dùng”, bà Bung chia sẻ.
Bà Đinh Thị Bung bên khung dệt thổ cẩm
Làng Hà Văn Trên hiện còn khoảng 70 hộ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống Ba Na. Những sản phẩm do họ tạo ra không chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn có ý nghĩa bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống xa xưa của cha ông để lại.
Bà Đinh Thị Lên (62 tuổi), là người lớn tuổi nhất ở làng còn gắn bó với nghề thổ cẩm truyền thống chia sẻ: Ngoại và mẹ là người chỉ dạy nghề dệt thổ cẩm cho tôi từ khi 15 tuổi. Đến năm 20 tuổi, tôi tự tay đan, dệt hoàn chỉnh từng chiếc áo, chiếc chăn mặc, váy, khăn, khố... Tôi rất vui vì trong làng vẫn còn nhiều người biết dệt thổ cẩm, đặc biệt là lớp trẻ.
Còn tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, làng dệt thổ cẩm Hà Ri cũng đang từng bước hồi sinh gắn với phát triển du lịch, giúp nhiều lao động nông thôn cải thiện thu nhập. Có được điều này, ngoài sự nỗ lực bảo tồn nghề của các nghệ dân, người dân trong làng, còn là sự cố gắng đến từ các cấp chính quyền.
Nhiều Nghệ nhân lớn tuổi vẫn miệt mài bên khung dệt
Bà Đinh Thị Choai, một trong những người có thâm niên ở làng Hà Ri cho biết: Kỹ thuật dệt thổ cẩm của người Ba Na cũng tương đối giống với một số dân tộc khác như Chăm, Hrê. Song về hoa văn, họa tiết trang trí, thì lại có nhiều nét khác biệt.
Điểm khác biệt đó nằm ở chỗ, thổ cẩm của người Ba Na dùng nhiều họa tiết hoa văn hình học với các đường thẳng, đường cong, hình tam giác. Họa tiết thường là những nét hoa văn li ti chồng lên nhau tạo thành một dải phức hợp quanh một mẫu trang trí chính là ngôi sao tám cánh dệt trên nền trắng.
Bà Đinh Thị Đươi cho hay: Tùy vào mức độ hoa văn trên các bộ sản phẩm, và thời gian hoàn thành lâu hay nhanh mà giá bán các vật phẩm thổ cẩm cũng khác nhau. Váy thổ cẩm dành cho nữ thường có giá khoảng 3-4 triệu đồng mỗi bộ, áo nam đơn giản hơn thì có giá từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng mỗi cái.
Nghệ nhân các làng dệt thổ cẩm sẵn sàng truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho thế hệ trẻ, giúp duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm trong tương lai
Cũng theo bà Đươi, nếu đầu ra của sản phẩm tốt, thu nhập của người dân từ nghề dệt sẽ được cải thiện. Từ đó, nhiều người sẽ gắn bó với nghề hơn, làng nghề sẽ được hồi sinh mạnh mẽ.
“Tôi sẵn sàng “cầm tay chỉ việc” để những người trẻ trong thôn am hiểu về nghề. Từ đó, tạo ra đội ngũ kế thừa, cùng nhau đồng lòng vực dậy làng nghề cha ông để lại”, bà Đươi bày tỏ.
Tín hiệu vui cho nghề dệt truyền thống
Theo ông Tô Hiếu Trung, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, huyện đang nỗ lực triển khai thu hút các dự án du lịch đến với địa phương, trong đó ưu tiên gắn với các làng nghề, các điểm sinh thái, nhất là thúc đẩy cải thiện thu nhập cho người lao động nông thôn. Dệt thổ cẩm Hà Ri vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
"Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có. Song song với việc đề nghị công nhận làng nghề truyền thống, huyện cũng đã xây dựng, hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề này”, ông Trung thông tin.
Chia sẻ thêm về hướng phát triển của nghề dệt thổ cẩm của địa phương, ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho hay: Thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm gắn bó với chúng tôi đã lâu đời, nên ai cũng muốn giữ gìn, phát huy. Chính quyền ủng hộ, hỗ trợ; người già nhiệt tình thuyết phục, dạy nghề, chỉ ra những cái hay, nét đẹp của thổ cẩm dân tộc mình, nhờ vậy nghề dệt còn nhiều người theo, thổ cẩm được dùng nhiều hơn một số nơi khác.
Dự án 6 đang giúp các nghệ nhân thổ cẩm yên tâm gắn bó với nghề
Nghề dệt thổ cẩm Hà Văn Trên đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Huyện cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch.
“Tuy chưa đem lại nguồn thu nhập lớn cho phụ nữ ở làng Hà Văn Trên, nhưng tình yêu văn hóa truyền thống của họ đang tạo ra sức lan tỏa đến thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc mình”, ông Việt nhấn mạnh.
Bà Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định cho biết: Thực hiện Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua Sở đã tổ chức các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm, tạo cơ hội cho nhiều người trẻ tham gia, học hỏi và duy trì nghề truyền thống. Ngoài ra, Sở còn phối hợp với một số địa phương mở các câu lạc bộ dệt thổ cẩm và các nhà đa năng.
“Đây không chỉ là nơi cho các nghệ nhân và người làm nghề dệt thổ cẩm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm mà còn là không gian để quảng bá, trưng bày và bán sản phẩm cho khách du lịch. Sở cũng đang hướng đến việc đẩy nhanh tiến độ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na”, bà Thảo thông tin.
T.Nhân - N.Triều (Báo Dân tộc và Phát triển)
baophutho.vn Thanh Sơn là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống trong đó chủ yếu là đồng bào Mường, Dao. Những năm qua,...
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ...
Trên những triền núi cheo leo của vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hay những bản làng heo hút ở huyện miền núi Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, hoặc trên xứ sở mây mù Sa...
Với quá trình sinh sống lâu đời dọc 2 bờ sông Lô, bà con nhiều làng, bản ở Hà Giang gắn một phần đời sống sinh hoạt, sản xuất với sông nước. Trước đây ở các làng bản, người dân...
Không được sử dụng thường xuyên, trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số dần biến đổi, thậm chí biến mất khỏi cộng đồng. Nhằm đưa trang phục truyền thống của các dân tộc...
Là địa phương có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chủ yếu là người Mông, những năm qua, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã quyết liệt thực hiện việc bảo tồn...
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật...
Nhiều giá trị văn hóa của các DTTS huyện vùng cao Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tưởng chừng bị mai một đã được “sống lại” trong cộng đồng và truyền bá rộng rãi nhờ hành trình tìm...
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo,...
Nuôi hươu sao lấy nhung đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các huyện miền núi Quảng Nam. Không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hiệu quả, mô hình này...
Những năm qua, đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn) đã và đang tích cực gìn giữ, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân...