
{title}
{publish}
{head}
Nửa tháng “xã gánh việc huyện”
Mô hình chính quyền 2 cấp tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã mang lại những tín hiệu tích cực sau một thời gian triển khai. Tuy nhiên, không thể phủ nhận còn không ít khó khăn. Các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, nhân lực, sự đồng bộ trong hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và yếu tố địa lý đã tạo ra một loạt thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để tháo gỡ.
Một trong những khó khăn ở xã Pà Cò là trình độ dân trí, nhận thức của người dân không đồng đều, gây ra những khó khăn nhất định trong triển khai mô hình chính quyền 2 cấp ở địa phương.
Nhân lực thiếu; cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ chưa đồng bộ
Mặc dù có sự chủ động từ các xã trong việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp, song một trong những khó khăn lớn nhất mà các xã vùng sâu, vùng xa gặp phải là sự thiếu hụt nhân lực. Cán bộ xã được giao thêm nhiều công việc nhưng không được bổ sung thêm nhân lực. Các cán bộ, công chức xã hiện phải kiêm nhiệm nhiều vai trò, dẫn đến việc quá tải công việc, làm giảm hiệu quả công tác. Một số công việc cần có chuyên môn sâu như lĩnh vực đất đai, tài chính và hộ tịch lại chưa được đào tạo bài bản.
Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Phú Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Châu cho biết: Trước đây, mỗi ngày chúng tôi xử lý vài chục hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến người dân. Nhưng giờ số lượng tăng gấp đôi, trong khi máy tính thì chậm, mạng internet không ổn định, phần mềm chưa được cập nhật đầy đủ. Việc thiếu nhân lực và cán bộ có chuyên sâu khiến công việc càng thêm nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác của cán bộ và chính quyền xã.
Một vấn đề lớn khác mà các xã vùng sâu gặp phải là cơ sở vật chất và thiết bị CNTT chưa được đầu tư đồng bộ. Mặc dù mô hình chính quyền 2 cấp đã được triển khai nhưng các thiết bị như máy tính và các thiết bị hỗ trợ làm việc vẫn còn thiếu và lạc hậu. Đặc biệt, vấn đề kết nối internet và hệ thống CNTT là một thách thức lớn. Theo phản ánh từ các cán bộ xã, mạng internet có nhiều thời điểm bị gián đoạn, dẫn đến việc không thể truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc gửi, nhận hồ sơ. Các phần mềm nghiệp vụ thiếu tính liên thông và đồng bộ giữa các cơ quan, khiến việc tiếp nhận, xử lý và truyền tải thông tin giữa các cấp hành chính gặp nhiều khó khăn.
Công chức xã Tân Mai gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ khi hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin chưa đồng bộ.
Khó khăn về địa lý và tính đồng bộ trong hệ thống thông tin
Vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn một thử thách lớn nữa là yếu tố địa lý. Các xã như Pà Cò, Tân Mai, hay Yên Sơn đều nằm ở địa bàn đồi núi, chia cắt, việc di chuyển vất vả. Một số xóm còn không có đường giao thông. Điển hình như xóm Chiêng, xã Tân Mai cách trụ sở UBND xã trên 40km. Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đường ô tô vào đến trung tâm xóm. Muốn đến được đây phải đi bằng thuyền trên lòng hồ và đi bộ theo lối mòn ngược núi. Điều này khiến việc tiếp cận trung tâm xã để thực hiện giao dịch hành chính của người dân trở nên khó khăn. Hay như xã Pà Cò với địa bàn trải dài trên 100km2, tính từ điểm đầu xã đến cuối xã khoảng 50km và chỉ có khoảng 12.000 dân sinh sống rải rác. Điều này tạo ra khó khăn lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ hành chính công cho người dân.
Bên cạnh đó, tính đồng bộ trong hệ thống thông tin còn hạn chế cũng trở thành rào cản trong triển khai thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp ở các xã vùng sâu, vùng xa. Qua tìm hiểu, tại các xã này, hệ thống dữ liệu giữa xã và tỉnh chưa được kết nối chặt chẽ. Dữ liệu hệ thống tra cứu trực tuyến còn nhiều hạn chế. Điều này làm giảm khả năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính một cách nhanh chóng và chính xác. Việc thiếu các công cụ để tra cứu và thanh toán trực tuyến cũng tạo ra rào cản lớn cho người dân, làm trì hoãn công việc và sự bất tiện trong thực hiện các giao dịch hành chính.
Mặc dù mô hình chính quyền hai cấp đã được triển khai nhưng Sùng A Cơ, cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch xã Pà Cò vẫn phải dùng máy tính cá nhân trong xử lý công việc.
Trước những khó khăn này, UBND tỉnh đã thành lập các tổ công tác kiểm tra và tổng hợp tình hình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp tại 15 xã vùng sâu, vùng xa. Sau khi đánh giá, các tổ công tác đã đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm cải thiện tình hình. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng là cần bổ sung thêm nhân lực cho các xã. Đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên môn như đất đai, tài chính và hộ tịch. Đồng thời, mở các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý hành chính để nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ cho cán bộ xã. Ngoài ra, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại như máy tính, phần mềm và hệ thống quản lý văn bản cũng là một giải pháp cần thiết. Cùng với đó, tăng cường việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức triển khai các phần mềm đồng bộ và có khả năng liên thông để giảm bớt các trục trặc về công nghệ.
Dù vậy, với sự quyết tâm và nỗ lực từ các cấp chính quyền, hy vọng trong thời gian tới, những khó khăn này sẽ được khắc phục, giúp mô hình chính quyền 2 cấp phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn nhất.
Mạnh Hùng
baophutho.vn Sau một thời gian triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là những địa bàn đặc...
baophutho.vn Theo các tài liệu, những câu chuyện kể và truyền thuyết trong dân gian thì có đến 2 nàng công chúa được gả về làm dâu xứ Mường. Hai nàng công...
baophutho.vn Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang có những diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi và đời sống của...
baophutho.vn Sông Đà huyền thoại (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng với tổng chiều dài 927km, diện tích lưu vực là...
baophutho.vn Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng,...
baophutho.vn Phường Hòa Bình (Phú Thọ) từng là “điểm sáng” trên bản đồ bất động sản vùng Tây Bắc khi còn là trung tâm hành chính của tỉnh Hòa Bình (cũ)....
baophutho.vn Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc hiện còn lưu giữ hơn 1.064 di tích, phế tích quý giá. Những năm qua, để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo...