Cập nhật:  GMT+7

Nửa tháng “xã gánh việc huyện” - Bài 1: Những tín hiệu vui từ vùng sâu, vùng xa

Sau một thời gian triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là những địa bàn đặc biệt khó khăn đã bắt đầu ghi nhận những chuyển biến tích cực. Mặc dù công việc còn ngổn ngang và gặp không ít thách thức về nhân lực, cơ sở vật chất, nhưng điều đáng mừng là tinh thần trách nhiệm và sự chủ động của chính quyền cấp xã được nâng lên rõ rệt. Người dân vui mừng khi các thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại chỗ, chính quyền ngày càng sát dân.

Bước tiến quan trọng cho vùng sâu, vùng xa

Việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh là bước đi quan trọng nhằm rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Trước kia, nhiều thủ tục hành chính phải được giải quyết thông qua các cấp huyện hoặc tỉnh, khiến người dân phải tốn nhiều thời gian và công sức. Với mô hình mới, nhiều thủ tục quan trọng giờ đây đã được xử lý trực tiếp tại cấp xã.

Nửa tháng “xã gánh việc huyện” - Bài 1: Những tín hiệu vui từ vùng sâu, vùng xa

Công chức xã Tân Mai trực tiếp hướng dẫn bà Lý Thị Xuân, người dân tộc Dao ở xóm Nà Bó làm thủ tục được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Một trong những trường hợp điển hình là chị Khà Y Sua ở xóm Pà Khôm, xã Pà Cò. Dù không biết chữ và gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng phổ thông, nhưng chị đã được cán bộ xã hướng dẫn tỉ mỉ từng bước. Từ việc phiên dịch ngôn ngữ cho đến hỗ trợ kê khai và hoàn thiện hồ sơ, mọi thủ tục của chị đã được giải quyết ngay trong ngày.

Tương tự, bà Lý Thị Xuân là người đồng bào dân tộc Dao, năm nay 70 tuổi ở xóm Nà Bó cách trung tâm xã 25km, khi đến trung tâm hành chính công xã Tân Mai để làm thủ tục được hưởng trợ cấp hàng tháng cho người dân thuộc diện hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được các cán bộ xã nhiệt tình hỗ trợ hoàn thành các thủ tục.

Đồng chí Phạm Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mai chia sẻ: Sau khi mô hình chính quyền 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, dù xã ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, nhưng việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân có nhiều thay đổi tích cực. Việc phân cấp rõ giúp xã chủ động hơn trong việc giải quyết công việc cho người dân. Từ đó rút ngắn đáng kể thời gian xử lý công việc. Các xã không còn ngồi chờ chỉ đạo từ trên mà đã chủ động vào cuộc, tổ chức rà soát lại quy trình công việc và phân công lại nhiệm vụ cho từng cán bộ. Đồng thời, các buổi làm việc với trưởng thôn, bản đã được tổ chức để tuyên truyền và triển khai mô hình mới. Sự thay đổi trong nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ xã là điều dễ dàng nhận thấy trong thời gian ngắn sau khi mô hình chính quyền hai cấp đi vào hoạt động.

Xã Yên Sơn (mới) được thành lập từ việc sáp nhập 3 xã cũ gồm Yên Sơn, Tinh Nhuệ, Lương Nha của tỉnh Phú Thọ (cũ). Mặc dù là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn và là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Mường và Dao chiếm 64% dân số, nhưng xã Yên Sơn vẫn nhanh chóng vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách trơn tru nhờ sự chủ động của đội ngũ cán bộ xã.

Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Đinh Văn Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho biết: Sau khi mô hình chính quyền 2 cấp chính thức đi bào hoạt động, các cán bộ xã đã tổ chức các buổi giao ban để đánh giá tiến độ công việc và tháo gỡ những khó khăn. Điều đáng ghi nhận là sự thay đổi rõ rệt trong thái độ phục vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ xã. Các cán bộ không còn là “cầu nối” gửi hồ sơ lên huyện mà đã trực tiếp giải quyết công việc tại địa phương. “Trách nhiệm của chúng tôi tăng lên, nhưng công việc cũng trở nên ý nghĩa hơn. Chúng tôi không chỉ tiếp nhận hồ sơ mà còn phải kiểm tra hiện trạng, xác minh tại chỗ, lập báo cáo và ký xác nhận... Tính đến nay, sau nửa tháng triển khai, chính quyền cấp xã đã bắt đầu chứng minh được sự gần gũi, nhanh nhạy và khả năng giải quyết công việc cho người dân”, đồng chí Đinh Văn Tình chia sẻ thêm.

Nửa tháng “xã gánh việc huyện” - Bài 1: Những tín hiệu vui từ vùng sâu, vùng xa

Sau nửa tháng triển khai, công chức xã Yên Sơn đã chứng minh được khả năng nắm bắt, giải quyết công việc cho người dân.

Hướng tới sự hài lòng của người dân

Sự thay đổi rõ rệt trong công tác hành chính cấp xã đã mang lại niềm vui cho người dân. Chị Xa Thị Luyến ở xóm Đầm Phế, xã Đức Nhàn chia sẻ: Chúng tôi cảm thấy được tôn trọng hơn, được phục vụ nhanh hơn. Dân chỉ cần tin và đến đúng chỗ, xã sẽ hỗ trợ hết mình. Điều này trước kia khó tưởng tượng với người dân vùng cao. Cùng chung niềm vui khi được các cán bộ xã giải quyết xong thủ tục hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, bà Lý Thị Xuân nắm tay các cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Mai bày tỏ sự cảm ơn chân thành.

Chia sẻ niềm vui với người dân khi được hỗ trợ giải quyết thành công các giao dịch hanh chính, đồng chí Bùi Ngọc Đại, Chủ tịch UBND xã Tân Mai cho biết: Trước kia, nhiều người dân chỉ coi xã là nơi “trung gian” tiếp nhận và gửi hồ sơ lên huyện để giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, sau khi mô hình chính quyền 2 cấp được triển khai, người dân đã bắt đầu tin tưởng vào khả năng giải quyết công việc của chính quyền cấp xã. Họ cảm nhận rõ sự chuyển biến trong công tác hành chính và sự gần gũi của cán bộ xã.

Còn theo đồng chí Trần Văn Truyền, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, mô hình chính quyền 2 cấp đã mang lại một sự thay đổi lớn tại các xã vùng sâu, vùng xa chỉ sau nửa tháng triển khai. Chính quyền xã không còn là một “nút thắt” trong quá trình giải quyết công việc, mà trở thành nơi trực tiếp xử lý, giải quyết các vấn đề của dân. Mặc dù còn gặp một số khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất nhưng chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động cải thiện quy trình làm việc và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có giúp giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, xây dựng chính quyền gần dân, phục vụ dân, làm tốt hơn trách nhiệm được giao.

Mạnh Hùng


Mạnh Hùng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Săn “cọp nước” sông Đà

Săn “cọp nước” sông Đà
2025-07-15 14:12:00

baophutho.vn Sông Đà huyền thoại (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng với tổng chiều dài 927km, diện tích lưu vực là...

“Sống chậm” ở bản Sưng

“Sống chậm” ở bản Sưng
2025-07-12 07:37:00

baophutho.vn Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng,...

Chuyện của những người trông coi di tích

Chuyện của những người trông coi di tích
2025-06-26 17:27:00

baophutho.vn Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc hiện còn lưu giữ hơn 1.064 di tích, phế tích quý giá. Những năm qua, để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo...

Ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh

Ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh
2025-06-25 10:45:00

baophutho.vn Đã đôi lần tôi có dịp đến thăm Trung tâm trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần của tỉnh đặt ở xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng....

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long