Cập nhật: Thứ 3, 07/11/2023 | 12:48 GMT+7

Quan tâm đúng mức tật khúc xạ ở trẻ

baophutho.vnTật khúc xạ học đường gồm ba bệnh chính: Cận thị, viễn thị, loạn thị, hiện là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở lứa tuổi học sinh, trong đó phổ biến nhất là cận thị. Việc suy giảm thị lực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, cuộc sống và học tập của trẻ.

Có mặt tại Trường THCS Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa đúng thời điểm các em học sinh nghỉ giải lao vào giờ ra chơi, không khó để nhận thấy trong trường có nhiều học sinh phải đeo kính. Em Nguyễn Tiến Đức (Học sinh trường THCS Hạ Hòa) cho biết: “Em đeo kính từ khi học lớp 3. Sau khi có những biểu hiện như nhìn mờ, em đã đi khám và phát hiện bị cận thị. Lúc đầu khi mới đeo kính em cảm khó chịu vì khá bất tiện nhưng đeo mãi thành quen, giờ bỏ kính ra em nhìn mọi thứ đều khó khăn". Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Số học sinh trong trường mắc bệnh về mắt khá cao, chiếm hơn 12%, chủ yếu các em bị cận thị và loạn thị. Đa phần học sinh vào học một thời gian mới phải đeo kính nhưng cũng có không ít em ngay từ khi vào lớp 1 đã đeo kính từ trước”.

Quan tâm đúng mức tật khúc xạ ở trẻCần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi phát hiện mắt trẻ có những biểu hiện lạ.

Theo ghi nhận của Bệnh viện Mắt Phú Thọ, số trẻ đến khám do mắc các tật khúc xạ ngày càng có xu hướng tăng lên. Chỉ trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9, Bệnh viện đã khám và điều trị cho khoảng 1.000 trẻ mắc tật khúc xạ, trong khi cùng kì năm 2022, số lượng chỉ gần 600 trẻ mắc tật khúc xạ. Hầu hết các trường hợp đều mắc cận thị, một số ít là viễn thị, loạn thị, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân ở thể nhẹ, bởi nhiều cháu mới có biểu hiện đã được gia đình đưa đi khám kịp thời.

Ngay khi con có những biểu hiện lạ về mắt như nhìn mờ, chảy nước mắt, anh Trần Văn Đức (thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng) đã đưa con đến khám tại Bệnh viện Mắt và rất bất ngờ khi nhận được kết quả khám. Anh Đức chia sẻ: “Khi thấy con nhìn mọi thứ có vẻ rất khó khăn, có lúc lại nheo mắt, tôi mới đưa con đi khám và phát hiện con bị cận thị mà gia đình không để ý. May mắn là cháu đã được khám và điều trị kịp thời, nếu chậm trễ thì thị lực của con tôi sẽ tiếp tục bị suy giảm, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng”.

Quan tâm đúng mức tật khúc xạ ở trẻĐể phòng tránh tật khúc xạ, trẻ em trong quá trình học tập cần đảm bảo ánh sáng và tư thế ngồi.

Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Hương Giang – Khoa Nhãn nhi khúc xạ - Bệnh viện Mắt Phú Thọ cho biết: “Trẻ mắc tật khúc xạ thường nheo mắt, vẹo cổ nghiêng đầu khi nhìn, không nhìn rõ chữ viết trên bảng, viết sai, viết lệch hàng; đau đầu, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt. Phụ huynh cần đưa con em khám định kỳ 6 tháng/lần để xác định tật khúc xạ và các bệnh về mắt sớm, nhằm có phương pháp điều trị kịp thời. Đối với những trẻ bị cận thị cần được đi khám thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật, thay kính kịp thời, tránh đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, tăng nhanh độ cận, dẫn đến thị lực giảm sút”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh, trong đó thông thường là việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý, cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng, tư thế ngồi không đảm bảo, trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử, làm cho mắt cũng phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài, điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao. Ngoài ra, bệnh về mắt cũng có yếu tố di truyền, tuy nhiên đây là yếu tố khó có thể phòng tránh và chiếm tỷ lệ thấp. Để phòng ngừa tật khúc xạ, phụ huynh cần bố trí nơi học tập cho trẻ đủ ánh sáng. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, tư thế ngồi học thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 độ. Chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở. Thiết lập chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ từ 8 – 10 tiếng một ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể.

Hà Trang


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

3 sai lầm khi dùng nước chanh

3 sai lầm khi dùng nước chanh
01:32 07/11/2023

Hiện nay nhiều người thấy công dụng của chanh đã dùng nước chanh hàng ngày với hy vọng sức khỏe sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng chanh cũng cần phù hợp với thể trạng...

4 món canh bổ sung gừng tốt cho sức khỏe

4 món canh bổ sung gừng tốt cho sức khỏe
00:49 07/11/2023

Gừng là gia vị quen thuộc với mọi người, không chỉ mang lại hương vị thơm ngon của món ăn mà gừng còn mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tham khảo một số món canh, súp có...

Uống cà phê thải độc gan như thế nào?

Uống cà phê thải độc gan như thế nào?
04:08 06/11/2023

Cách bảo vệ chức năng gan tốt nhất là duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm giúp thải độc gan có thể giúp chúng ta tránh được các vấn đề sức khỏe...

Vỏ bưởi giúp trị hen suyễn, giảm ho

Vỏ bưởi giúp trị hen suyễn, giảm ho
04:08 06/11/2023

Khi chúng ta ăn bưởi thường hay bỏ vỏ đi mà không biết rằng, vỏ bưởi là một vị thuốc có tác dụng tốt với người hen suyễn, giúp giảm ho...

10 bước đơn giản để thải độc gan trong 2 tuần

10 bước đơn giản để thải độc gan trong 2 tuần
02:17 06/11/2023

Gan đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ, được ví là "nhà máy thải độc" của cơ thể. Tham khảo cách chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ tư vấn để thải độc gan trong 2 tuần, giúp gan khỏe mạnh hơn.

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long