
{title}
{publish}
{head}
Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Quỳnh Sơn nằm trên địa bàn xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ 1B. Đây là nơi sinh sống lâu đời của cộng đồng người Tày, với những mái nhà sàn truyền thống nằm san sát nhau, tạo nên không gian sinh hoạt đậm tính gắn kết. Quỳnh Sơn không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên yên bình mà còn bởi những giá trị văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là văn hóa Tày được bảo tồn và phát huy rõ nét trong đời sống hàng ngày.
Bắt đầu hành trình về Quỳnh Sơn, tôi như lạc vào một thế giới riêng, nơi hơn 400 ngôi nhà sàn truyền thống xếp lớp đều đặn, cùng quay mặt về hướng Nam, lưng tựa vào dãy núi đá sừng sững. Thoạt nhìn, những mái ngói âm dương tưởng như giống hệt nhau, nhưng nếu để ý kỹ, mỗi căn nhà lại mang dấu ấn riêng nơi hiên, cửa hay vách gỗ như chính cá tính của từng gia chủ.
Cây đa cổ thụ giữa làng là dấu ấn huyền bí của Quỳnh Sơn. Một cây đa kỳ lạ mọc lên như nhân chứng của thời gian. Gốc cây chính đã mục ruỗng theo năm tháng, nhưng nhờ hai rễ phụ lớn như vòng tay người ôm, tán lá vẫn xanh um, tỏa bóng mát cho cả khu vực. Người Quỳnh Sơn tin rằng cây đa ấy mang linh khí và sự bảo trợ cho cộng đồng từ bao đời.
Không xa gốc đa cổ thụ, đình Quỳnh Sơn uy nghi giữa cảnh núi rừng thanh tịnh. Đây là nơi người dân thành kính thờ Quý Minh Đại Vương - vị thần hộ mệnh của bản làng.
Khi nắng bắt đầu lên trên thung lũng, những ngôi nhà sàn bằng gỗ hiện ra, nép mình dưới chân núi. Mái ngói âm dương phủ rêu phong, bậc thềm đón gió, tất cả tạo nên một không gian sống đậm bản sắc, nơi con người và thiên nhiên cùng hòa chung nhịp sống hiền hòa, yên ả.
Bước vào trong nhà sàn, gian thờ tổ tiên luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất, đối diện cửa chính. Không cần cầu kỳ, chỉ với bát hương, bài vị và mâm lễ đơn sơ, người Tày ở Quỳnh Sơn vẫn thể hiện được trọn vẹn tấm lòng hiếu kính một truyền thống được gìn giữ, truyền dạy từ đời này sang đời khác.
Dọc đường làng, khu sản xuất ngói âm dương trở thành điểm dừng chân thú vị cho du khách. Trong không gian mộc mạc với lò nung, khuôn đất và những viên ngói xếp hàng chờ phơi nắng, du khách được tận mắt chứng kiến những công đoạn làm ngói thủ công, một nghề xưa vẫn được lưu giữ vẹn nguyên.
Mỗi viên ngói ra đời là kết tinh của sự công phu và tỉ mỉ. Từ việc chọn đất, pha trộn, nhào nặn đến đưa vào khuôn, tất cả đều cần sự chính xác và bàn tay lành nghề của người thợ, những con người âm thầm giữ nghề giữa nhịp sống hiện đại đang thay đổi từng ngày.
Người thợ trong làng, với đôi bàn tay chai sạn, miệt mài tạo hình từng viên ngói nhỏ từ đất sét. Mỗi thao tác đều nhuần nhuyễn và chắc chắn, đó là kết quả của hàng chục năm gắn bó với nghề. Ở Quỳnh Sơn, làm ngói không đơn thuần là công việc, đó còn là một phần của văn hóa.
Trong không gian yên bình của làng Quỳnh Sơn, tiếng đàn tính ngân vang hòa cùng giọng hát then trầm bổng, đưa người nghe về với tâm hồn người Tày và những lớp trầm tích văn hóa. Câu hát mộc mạc, sâu lắng không chỉ là lời ca, mà còn là sợi dây gắn kết bao thế hệ với cội nguồn. Bằng cách giữ vững truyền thống, người Tày nơi đây đang viết tiếp câu chuyện về một vùng quê mẫu mực nơi du lịch phát triển song hành cùng bản sắc dân tộc.
TK (Theo baolangson.vn)
Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi..., Mộc Châu (tỉnh Sơn La) hôm nay là...
Ẩn mình giữa đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm, huyện Con Cuông (Nghệ An) không chỉ làm say lòng du khách trong nước mà còn khiến các du khách quốc tế trầm trồ trước...
Năm 2025, Đồng Nai dự kiến sẽ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 3,4 ngàn tỷ đồng, tăng trên 41% so với năm 2024.
Ở miền quê xứ Nghệ, trên mảnh đất xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tháng 5 càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt và từng bước chân thành kính của dòng người về đây tưởng nhớ...
Dòng nhạc cụ của người Cơ Tu, trong lịch sử đất Quảng, là một trong những nét ưu việt về âm nhạc ở vùng đất này.
Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai...
Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất,...
Đa dạng hóa thị trường khách quốc tế để hướng đến phát triển bền vững là một định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa. Sau nhiều nỗ lực, bức tranh thị trường khách quốc tế...
Những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống dân tộc để phát triển...
Cao nguyên Mộc Châu, từ lâu đã nổi tiếng với những đồng cỏ, những mùa hoa rực rỡ và đặc biệt là những đồi chè xanh ngát trải dài. Không chỉ mang đến nguồn nông sản chất lượng,...
Có thể thấy, cùng với tiềm năng, lợi thế du lịch to lớn và riêng có, những năm qua Hà Giang còn có các sản phẩm du lịch đầy sáng tạo, hấp dẫn. Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của...
Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) lại bước vào mùa đẹp nhất trong năm - mùa bướm. Hàng nghìn cánh bướm đủ sắc màu tung bay giữa rừng xanh tạo nên khung cảnh nên thơ, khiến...