
{title}
{publish}
{head}
Xã Sa Lý trong suy nghĩ của nhiều người là vùng đất xa xôi, cách trở nhất của huyện Lục Ngạn, địa hình núi non điệp trùng, lắm dốc, nhiều đèo, ngầm sâu, suối dữ. Đây từng được xem là nơi thâm sơn cùng cốc. Bởi thế, dù từ lâu đã nghe về những địa danh như: Núi Cặm, ao Trời, suối Ngà, đỉnh Cọoc Mò... song nay tôi mới có dịp được khám phá.
Sa Lý giáp ranh với huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) không chỉ có thiên nhiên tuyệt đẹp với thác nước, đồng cỏ bao la và rừng nguyên sinh kỳ thú mà còn là vùng đất của cộng đồng người Tày, Nùng, Sán Chí với sự mộc mạc, chất phác, đậm đà bản sắc.
![]() |
Ao Trời nằm giữa rừng và hầu như không bao giờ hết nước. |
Chúng tôi lên Sa Lý vào một ngày cuối đông. Từ thành phố Bắc Giang, chúng tôi vượt gần 90 cây số qua dốc Lũn, lội ngầm Tà Cang để đến Sa Lý khi trời vừa tản hơi sương. Những cung đèo uốn lượn, hai bên đường hoa vải thiều khoe sắc trắng tinh khôi. Ông Âu Văn Đạt (dân tộc Tày), Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã cùng con trai là Âu Văn Triệu và một thanh niên bản địa khác dẫn chúng tôi lên đỉnh núi Cặm bằng xe máy. Dù đã được giới thiệu trước song tôi vẫn bị choáng ngợp trước sự hùng vĩ và thấy con người thật bé nhỏ trước thiên nhiên.
Xe từ từ di chuyển hết đỉnh núi này đến chân đèo khác, chẳng khác nào đang leo trên sống lưng con khủng long. Càng lên cao, mây mù càng đặc, nhiều chỗ có đôi chút nguy hiểm. Dẫu nhọc nhằn là thế song vẻ đẹp kỳ thú của núi rừng đã bù lại, những giọt mồ hôi ướt đẫm lưng áo mau chóng được hong khô bởi gió núi, hương trời.
Núi Cặm trải dài tít tắp với một phần thuộc đất Lạng Sơn, một phần thuộc về Bắc Giang. Mùa này tuy khô hạn song cỏ cây trên đỉnh núi được ngậm đầy hơi sương nên vẫn xanh rì. Thảm hoa mua, hoa vàng anh và rất nhiều kỳ hoa dị thảo bung nở khắp núi rừng. Ông Đạt sinh ra ở vùng cao, yêu thích chốn bình yên hoang vắng nên hễ rảnh lại tự mình leo núi thăm lại nơi một thời đã cùng đám bạn tuổi thơ chăn trâu, tắm suối.
![]() |
Ông Âu Văn Đạt (đi trước) đưa chúng tôi khám phá núi Cặm. |
Ông bảo “Tới đây khi được nghỉ chế độ hưu trí, tôi dự định sẽ mua đàn trâu để chăn thả trên núi này, lúc ấy tha hồ tận hưởng cuộc sống an nhiên”. Âu Văn Triệu (sinh năm 1995) cũng giống cha, đam mê đi rừng, rắn rỏi và điêu luyện với kỹ năng sinh tồn giữa núi rừng. Anh hiện là Phó Bí thư Đoàn xã, Bí thư Chi đoàn thôn và tham gia lực lượng dân quân tự vệ.
Thời gian gần đây, tuyến đường lên núi Cặm dễ đi hơn nhờ một đơn vị mở đường để đưa thiết bị lên lắp đặt hệ thống thử nghiệm điện gió. Lên đỉnh núi Cặm (còn gọi đỉnh 975 - độ cao 975 m so với mặt nước biển), nhìn về phía bản làng thấp thoáng mà ngỡ như mình đang cưỡi gió, đạp mây. Trước mắt tôi, từng ngọn núi như mâm xôi xếp thành hàng đẹp mắt. Theo lời Triệu kể, vào mùa đông giá lạnh, khi đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có băng tuyết thì trên đỉnh 975 cũng dễ dàng bắt gặp hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, vì nơi đây rất gần với Mẫu Sơn.
Điểm ấn tượng đối với du khách khi đến núi Cặm là được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành, thiên nhiên hoang sơ; những lối mòn ôm quanh núi trông như chiếc váy nhiều tầng của thiếu nữ vùng cao. Đứng trên đỉnh núi có thể quan sát rõ suối Ngà và ao Trời. Ao khá rộng, nằm giữa rừng và hầu như không bao giờ hết nước. Cảnh đẹp núi rừng đã thu hút nhiều đoàn khách du lịch từ các nơi tìm đến khám phá.
Điểm ấn tượng đối với du khách khi đến núi Cặm là được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành, thiên nhiên hoang sơ; những lối mòn ôm quanh núi trông như chiếc váy nhiều tầng của thiếu nữ vùng cao. Đứng trên đỉnh núi có thể quan sát rõ suối Ngà và ao Trời. Ao khá rộng, nằm giữa rừng và hầu như không bao giờ hết nước. Cảnh đẹp núi rừng đã thu hút nhiều đoàn khách du lịch từ các nơi tìm đến khám phá. |
Sau bữa trưa tạm trên đỉnh núi, tôi và Triệu chọn cách đi bộ qua cánh đồng cỏ rồi men theo lối mòn giữa rừng già xuôi về cửa suối Cặm. Những dòng nước mát lành chảy ào ạt quanh năm. Theo như lời Triệu, dù nhiều tháng qua trời không mưa nhưng dòng suối Cặm vẫn tuôn chảy không ngớt, đó là nhờ rừng nguyên sinh ở đây còn giữ được.
Suối Cặm không chỉ cung cấp nước cho sản xuất mà còn là nguồn nước sinh hoạt quan trọng đối với nhiều thôn trong xã. Vào mùa hè, thác nước tuôn mạnh càng tạo cho suối Cặm sự kỳ vĩ. Không ít đoàn khách đến đây đã ào xuống ngụp lặn, tận hưởng dòng nước thiên nhiên mát lành. Trên rừng, dưới suối đều có hệ động, thực vật khá đa dạng như chim thú, côn trùng, cá, tôm, cua, ốc... Bằng chứng thuyết phục nhất là chỉ chưa đầy 20 phút, chàng thanh niên Âu Văn Triệu đã thu về mẻ lưới với hàng chục con cá lớn nhỏ.
Tạo hóa đã ban tặng cho Sa Lý những thắng cảnh mê hoặc cùng miền khí hậu ôn hòa. Cảnh đẹp, tình người ấm áp nhưng ở xã vùng cao còn đọng lại trong tôi cả những điều trăn trở. Dù có tiềm năng lớn về du lịch nhưng mọi thứ nơi đây còn rất hoang sơ, muốn phát triển, cần lắm một “nhạc trưởng” để khai phá, biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn du khách bốn phương. Đây cũng chính là nguyện vọng, đề xuất của cán bộ và nhân dân xã Sa Lý. Vừa qua, khi thấy có đơn vị thử nghiệm, tiến tới đầu tư hệ thống điện gió trên núi Cặm, người dân rất vui và kỳ vọng, khi điện gió phát triển sẽ có một con đường bê tông lên núi và du lịch cho vùng đất này sẽ có cơ hội khởi sắc.
TK (Theo baobacgiang.vn)
Ngành cà phê Việt Nam đang đối diện với những thách thức lớn trong quản lý chất thải và sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn. Tuy nhiên, những thay đổi tích cực từ cấp cơ sở, nơi...
Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, chợ phiên A Lưới (TP. Huế) còn chứa đựng kho tàng văn hóa truyền thống. Những nông sản vùng cao hay tấm vải dệt zèng, chiếu Âmber và cả...
Nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2025”, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự kiện “Hương rừng U Minh - 2025” dự...
Sau 50 năm kể từ ngày giải phóng, TP. Mỹ Tho - trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Tiền Giang - đã có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ và toàn diện. Từ một đô thị nhỏ với cơ sở...
Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội;...
Du lịch thể thao là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc xem các sự kiện thể thao, đang trở thành xu hướng của du lịch toàn cầu. Loại hình du lịch...
Mực nhảy Vũng Áng từ lâu đã trở thành thương hiệu ẩm thực đặc sắc mà hầu như du khách khi đặt chân tới Hà Tĩnh nhất định phải tìm tới để thưởng thức.
Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia cùng sự phong phú, đa dạng trong phong tục tập quán...
Cùng với việc làm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và điểm đến, công tác xúc tiến du lịch cũng đã và đang được tỉnh tích cực đổi mới để phấn đấu hoàn thành vượt mục...
Nắng hè đã bắt đầu nhuộm vàng rực rỡ, một vùng Cửa Đặt phong thủy hữu tình, hội sơn tụ thủy, lắng đọng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa như đang cất cao lời mời gọi bước chân du...
Giữa không gian núi rừng Lắk (tỉnh Đắk Lắk), tiếng khung cửi lách cách vọng ra từ Nhà văn hóa cộng đồng buôn Lê như lời thủ thỉ của ký ức. Những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu được...
Không có làng Quan họ gốc nhưng các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh ở thị xã Quế Võ phát triển sôi nổi. Số lượng CLB Quan họ, thành viên tham...