
{title}
{publish}
{head}
Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, chợ phiên A Lưới (TP. Huế) còn chứa đựng kho tàng văn hóa truyền thống. Những nông sản vùng cao hay tấm vải dệt zèng, chiếu Âmber và cả những điệu múa Aza trong đêm hội chợ phiên... đều chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Chợ phiên A Lưới đã trở thành nét sinh hoạt độc đáo, đậm đà bản sắc các DTTS ở A Lưới và nhiều huyện phụ cận
Chợ phiên A Lưới được tổ chức mỗi tháng 1 lần, vào ngày cuối tuần của tuần cuối hằng tháng. Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, chợ phiên A Lưới dường như còn chứa đựng cả một kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều; Tà Ôi; Cơ Tu... ở miền Tây vùng đất Cố đô này.
Nhiều nông sản được bán tại chợ phiên A Lưới
Vào ngày diễn ra chợ phiên, khi con gà rừng vừa cất tiếng gáy sang canh, cũng là lúc dòng người từ mọi ngả đường trên dãy Trường Sơn hướng về thung lũng A Lưới. Người gùi rau rừng, người gùi chiếu Âmber, hay những tấm dệt Zèng đủ màu sắc, và còn rất nhiều sản vật khác của bà con từ các bản làng xuống chợ.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ gian hàng nông sản an toàn, đến từ xã A Ngo cho hay: “Tất cả sản phẩm của gia đình chị bán được thu mua từ các cơ sở sản xuất rau an toàn ở thị trấn A Lưới và các xã Sơn Thủy, A Ngo, Hồng Thủy...".
Đến chợ phiên A Lưới không đơn thuần chỉ là mua, bán mà còn là dịp để giao lưu văn hóa
Gian hàng gạo nếp, các loại thịt đặc sản... là nơi thu hút khách hàng nhiều hơn cả. Nhiều du khách đến với chợ phiên A Lưới đặc biệt ưa thích hai sản phẩm đặc trưng, đó là thịt bò và gạo Ra dư do đồng bào DTTS sản xuất. Thịt bò được bà con bày bán phong phú, với các loại như thịt tươi, bò khô một nắng, thịt bò khô tẩm gia vị...
Anh Phạm Xuân Chung đến từ huyện Hải Lăng (Quảng Trị) cho biết, mỗi lần lên A Lưới anh đều tìm mua các sản phẩm đặc sản của đồng bào, trong đó có gạo Ra dư và thịt bò. Bởi theo anh Chung, gạo Ra dư có hương vị đặc trưng, thơm ngon, còn thịt bò ăn rất ngọt và mềm.
Ngoài ra, có những mặt hàng mà tin chắc chỉ có ở chợ phiên A Lưới mới có, đó là chiếu Âmber. Cái đặc biệt, còn được chứng kiến đồng bào Tà Ôi vừa đan chiếu và bán trực tiếp cho khách ở chợ.
Gian hàng bày bán những tấm dệt Zèng cũng được nhiều khách hàng ghé thăm, mua sắm
Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho biết: Chợ phiên A Lưới có từ lâu đời, đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 06/2021 của huyện ủy A Lưới về bảo tồn và phát huy văn hóa các DTTS giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến 2030, chợ phiên nói chung và chợ phiên A Lưới nói riêng, là một trong những hạng mục được địa phương quan tâm bảo tồn và phát triển.
Phụ nữ Tà Ôi đan chiếu Âmber và bán tại chỗ cho khách. Đây là nét độc đáo ở chợ phiên A Lưới
Người đến chợ không chỉ vì nhu cầu mua bán, mà còn là dịp để gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu bởi tháng chợ chỉ họp một lần... Có thể nói chợ phiên A Lưới như là một tấm gương phản chiếu đầy đủ sắc màu văn hóa truyền thống của các DTTS ở A Lưới và vùng phụ cận.
Từ trang phục, món ăn, cách giao tiếp đến hàng hóa mang ra chợ – tất cả là một dòng chảy bất tận về văn hóa mà đồng bào các dân tộc nơi đây đã giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Phạm Tiến
(Báo Dân tộc và Phát triển)
Ngành cà phê Việt Nam đang đối diện với những thách thức lớn trong quản lý chất thải và sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn. Tuy nhiên, những thay đổi tích cực từ cấp cơ sở, nơi...
Mỗi điểm đến, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm đặc trưng, dịch vụ chuyên nghiệp, thì sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cũng là một yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Các doanh...
So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Thái Bình là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến. Trải bao thăng...
Năm du lịch Tuyên Quang chính thức khai mạc. Đây là sự kiện du lịch hấp dẫn nhất trong năm, phục vụ khách du lịch cho kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn...
Xã Sa Lý trong suy nghĩ của nhiều người là vùng đất xa xôi, cách trở nhất của huyện Lục Ngạn, địa hình núi non điệp trùng, lắm dốc, nhiều đèo, ngầm sâu, suối dữ. Đây từng được...
Nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2025”, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự kiện “Hương rừng U Minh - 2025” dự...
Sau 50 năm kể từ ngày giải phóng, TP. Mỹ Tho - trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Tiền Giang - đã có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ và toàn diện. Từ một đô thị nhỏ với cơ sở...
Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội;...
Du lịch thể thao là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động du lịch và tham gia hoặc xem các sự kiện thể thao, đang trở thành xu hướng của du lịch toàn cầu. Loại hình du lịch...
Mực nhảy Vũng Áng từ lâu đã trở thành thương hiệu ẩm thực đặc sắc mà hầu như du khách khi đặt chân tới Hà Tĩnh nhất định phải tìm tới để thưởng thức.
Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia cùng sự phong phú, đa dạng trong phong tục tập quán...