
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnPhú Thọ hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà cùng nhiều tuyến nhỏ... Ngoài việc đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho những cánh đồng phì nhiêu, cung cấp phù sa cho các bãi bồi để người dân canh tác, tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ phát triển, thì dọc theo các con sông, cư dân nhiều đời nay còn có nghề chài lưới kiếm sống với những giai thoại được lưu giữ, truyền khẩu, trở thành nét văn hoá không thể thiếu dọc theo các dòng sông hùng vĩ...
Anh Dũng và chị Cúc- hai ngư dân dọc sông Đà, hiện ở khu 5, Xuân Lộc, Thanh Thủy hào hứng kể về thời ăn “lộc” sông Đà đã qua.
1.“Lộc” sông, là từ mà những người làm nghề chài lưới, kiếm cá trên sông Lô, sông Đà và sông Hồng thường hay nhắc đến mỗi khi xuống lưới “trúng” đậm. Đã từng gặp mặt, trò chuyện với nhiều “tay lưới” nổi tiếng ven sông Lô, sông Đà... tôi được nghe họ nhắc đến từ này với sự trân trọng. Trân trọng những sản vật mà dòng sông đã mang đến cho họ từ bao đời nay.
Còn nhớ có lần ngồi trò chuyện cùng ông Lập- người gốc Bạch Hạc, TP Việt Trì- nơi có ngã ba sông huyền thoại và cũng là địa điểm có nhiều loài cá quý sinh sống như cá anh vũ, lăng, quất, chiên... ông nhớ lại: Bao đời nay người ngã ba sông chúng tôi vẫn duy trì nghề chài lưới kiếm sống. Có nhà, nhiều đời liên tục con cháu theo nghề. Dù xã hội hiện đại, cá nuôi, cá công nghiệp nhiều, nhưng con cá sông vẫn có cái quý và độc đáo riêng. Ngoài chất cá không thể lẫn, giá trị của cá sông vẫn được nhận xét là cao nhất ngoài thị trường, con càng lớn, giá càng tăng lên.
Con cá lăng chấm sông Lô mà ông Lập- người làm nghề chài lưới ở Bạch Hạc bắt được có trọng lượng hơn 14kg đã được bán với giá hơn 15 triệu đồng, là con cá lớn mà nhiều năm qua mới đánh bắt được ở ngã ba sông Bạch Hạc.
Ông ví dụ: Trước đây, mấy ai quan tâm đến cá chầy đâu. Nhưng giờ con cá này mà từ 2-3 cân trở lên là có giá gần triệu bạc nhưng phải đặt mới có. Anh Dũng, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ- một tay lưới có kinh nghiệm dọc tuyến sông Đà, nhấn mạnh: Nghề đánh cá của anh em chúng tôi được gọi là nghề “hoa ngư”, nhưng bản chất là nghề ăn “lộc” sông. Nghề đánh cá sông Đà đã tạo cho nhiều gia đình có chỗ mưu sinh, con cái cũng được học hành tử tế hơn từ những sản vật của sông Đà mang lên bờ. “Dê núi đá, cá sông Đà” trở thành “thương hiệu” không phải tự nhiên mà có. Từ nghề săn “lộc” sông gia truyền và nay là nuôi cá lồng trên sông, gia đình anh Dũng đã có căn nhà khang trang, con cái được học hành chu đáo. Gác chân lên bộ ghế ngựa giữa nhà, anh châm chén trà mạn và hào sảng nói: Dân sông Đà nói chung cả gái và trai đều biết đánh bắt cá, bơi như dái cá, nhất là các hộ bám dọc sông. Cá sông Đà nó là thương hiệu từ thượng nguồn, ở các tỉnh chảy qua chứ không riêng gì đoạn qua Phú Thọ ta đâu...
“Lộc” sông mỗi khi lên bàn ăn thường có giá trị tăng nhiều lần. Như cá ngạnh, nếu mua của dân chài chỉ tầm 200-250 ngàn đồng/1kg (tuỳ loại to hay bé), nhưng khi lên mâm có giá tới 500 ngàn đồng/1kg; cá lăng, chiên, quất... còn có giá cao hơn nhiều. Với loại từ 4-5kg trở lên, thậm chí hàng yến, thì không phải ai cũng có cơ hội được nếm những đặc sản này, bởi phải mất rất nhiều năm, thậm chí hiếm khi bắt được con cá nào to như vậy!
Cá bỗng- loài cá quý, có giá trị kinh tế cao nay đã được nuôi dưỡng thuần trên nhiều lồng cá sông Lô và sông Đà.
2. Ngoài các loài cá tạp, giá trị thấp, thì trên các dòng sông lớn thường có nhiều loại cá quý, có loài theo truyền thuyết còn dùng để tiến Vua như cá anh vũ, cá chiên... vì giá trị dinh dưỡng, độ ngon và hiếm có đặc biệt. Cá càng to, “lộc” sông càng lớn. Ông Lập kể về món “lộc” sông chỉ cách đây đôi tháng vừa kiếm được: Hôm đó trời mát, tôi chuẩn bị lưới để đi đánh cá sớm. Đến ngã ba sông, thả lưới xong nằm gác chân trên thuyền chờ giờ thu cá. Lúc kéo lên, thấy trẫm tay, lưới như bị mắc vào khúc gỗ, rung lắc liên hồi. Nghĩ là bị mắc cây, dòng chảy mạnh, nên vậy tôi xác định phải lặn xuống gỡ lưới nhưng không ngờ cứ kéo thì lưới càng lên mà trong lưới có vật gì quẫy mạnh liên hồi. Bụng thầm nghĩ sông cho “lộc” rồi, vì tôi biết khu này hay có cá to và quý. Tay kéo, chân đạp mạn thuyền giữ thế, tôi vật lộn hàng chục phút mới lôi lên được một con cá lăng chấm to như khúc gỗ, dài đến mét rưỡi, toàn thân nổi lên những mớ cơ chắc nịch. Mừng vui khôn xiết, tôi cứ để cá trong lưới, vội vã quay thuyền về. Lên đến bờ, tôi gọi thợ đến cân để bán. Nghe thợ báo hơn 14kg con cá lăng chấm và được trả hơn 15 triệu mà tôi mừng quá. Lâu lắm mới được đỗ lưới có “lộc” sông như vậy. Cá giờ rất khó kiếm mà còn kiếm được cá to như vậy là hiếm lắm, phải may mắn mới được nó.
Ông Lập thông tin thêm: Mùa này, có tay chài một đêm còn kiếm hàng tạ cá vền, nhưng so với con cá lăng chấm hơn 14kg tôi đánh được thì họ phải hàng tháng mới thu được số tiền như thế! Mở cái tủ lạnh to đùng dưới bếp, ông khoe: Nhìn thế này thôi tôi còn gần chục triệu tiền cá sông nữa đấy. Hàng này là khách đặt, có là tôi nhắn tin. Cá lên, tôi sơ chế sạch, đóng túi nilon và cấp đông, đúng hẹn khách sẽ đến tận nhà lấy. Nhà hàng, người mang đi biếu, để ăn... nên nhu cầu lớn lắm.
Bên ấm trà nóng, trong cái mát lạnh của gió sông Đà thổi lên, chúng tôi ngồi nghe chị Cúc, vợ anh Dũng ở Xuân Lộc, Thanh Thuỷ kể về những lần đi đánh cá đêm và ăn “lộc” sông cùng chồng. Chị nhớ lại, hồi xưa mỗi khi vào mùa cá ngạnh, cá chép đẻ là đêm đêm, hai vợ chồng lại lên thuyền đi thả lưới. Có lần, trong một đỗ lưới, chị thu được hơn 40kg cá ngạnh sông, bán gần chục triệu, cầm đồng tiền rồi mà vẫn run vì mừng. Anh Luyện - hàng xóm của chị Cúc, đế vào: "Trước sông còn chưa cạn, tầu thuyền chưa nhiều, có đêm mình cũng bắt được đôi yến cá sông, chủ yếu là cá nheo, ngạnh, chép. Lên bờ là có người chờ sẵn để mua thích lắm, nhưng giờ khó kiếm rồi. “Lộc" sông ít đi, chúng tôi cũng dần thưa nghề chài lưới, ai yêu nghề thì thi thoảng vẫn lên thuyền đi lưới nhưng con cá giờ khó kiếm hơn xưa nhiều”. Anh Luyện thở dài trong tiếc nuối!
Những con cá sông có kích thước “khủng” như thế này ngày càng hiếm và phải có “lộc” lắm mới may mắn đánh bắt được.
3. “Lộc” sông không phải ai cũng có được. Đôi khi, nó không đến từ kinh nghiệm đánh bắt, mà là sự may mắn. Ông Lập nhấn nhá kể: "Dân Bạch Hạc chúng tôi có nhiều người làm nghề chài lưới, cá to nhỏ các loại đều bắt nhiều, nhưng để bắt được con hàng yến là điều rất khó. Thậm chí có người trước khi lên thuyền xuống lưới còn duy tâm thắp hương, xin một vài câu nhưng cũng chưa chắc được như ý”. Mùa cá, nắm bắt được thời tiết, địa điểm, con nước và một vài kinh nghiệm đánh bắt dày dạn mới là những điều tiên quyết cho nghề săn "lộc” sông trong hành trình mưu sinh trên sông nước của từng dân chài. Vẫn chị Cúc kể thêm: "Sông Đà tưởng hiền hoà vậy nhưng cũng ẩn chứa nhiều kỳ bí lắm. Chỉ có ai đánh bắt cá nhiều, nhất là đánh cá đêm mới biết. Trước kia bên sông có khu vực bãi bồi lau cỏ um tùm, tôi và chồng đi đánh lưới gặp nhiều chuyện lạ mà chưa lý giải nổi, chỉ biết là có đêm hì hục mà lúc về thuyền trắng đáy, lưới không có mùi tanh". "Nói chung là sông cho “lộc” ai thì người ấy hưởng thôi. Có khi vô tình lại có lộc, có khi chuẩn bị kỹ càng, thuyền to, lưới lớn nhưng cũng chả có con nào. May mắn đôi khi vẫn là điều quyết định cho nghề đánh cá trên sông như các gia đình chúng tôi đấy”- chị Cúc kết thúc câu chuyện trong tiếng cười giòn tan, mạnh mẽ của người phụ nữ bao năm cùng chông bám sông Đà mưu sinh.
Cặp cá lăng sông Lô, nặng gần 1 yến được dân chài đánh bắt và bán hơn 10 triệu cho nhà hàng chuyên cá mới đây.
Giờ thì nghề chài lưới đã không còn rộn ràng như trước. Các làng chài dọc sông Lô, sông Đà, sông Hồng chỉ còn lèo tèo dăm người già giữ nghề. Cá sông, nhất là một số con đặc sản như chiên, lăng, ngạnh... thậm chí cả cá đồng, có vẩy cũng được đưa xuống nuôi bán tự nhiên trong lồng bè, trọng lượng đạt hàng yến không khó kiếm. “Lộc” sông cũng ít dần do thay đổi thời tiết, khan cạn, tầu bè bến bãi mọc lên, nơi cư ngụ yên tĩnh của nhiều loài cá quý bị mất đi. Nhưng dẫu sao, nghề chài lưới, săn “lộc” sông vẫn còn được lưu giữ, trao truyền như một nét đẹp văn hoá trên các dòng sông lớn. Chính những câu chuyện này, bồi đắp thêm nhiều tầng văn hoá đặc sắc, cần khám phá trên sông Hồng, sông Lô và sông Đà...
Quốc Hội
Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Cùng với các giá trị độc đáo về văn hóa, thì những câu chuyện về trị thuỷ, mưu sinh của cư ...
Sông Lô- con sông lịch sử mang trên mình nhiều huyền tích. Ngoài giá trị văn hoá, sông Lô còn có nhiều sản vật quý như cá Chiên, Quất, Lăng, Ngạnh, trong đó ...
Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con ...
Phú Thọ là miền đất có nhiều món ăn độc đáo, ẩn chứa trong đó cả văn hoá, ân tình và sự tinh tế của người dân vùng đất cội nguồn. Ngoài các món ẩm thực đã nổi ...
Với lợi thế về diện tích mặt nước khi có nhiều sông lớn chảy qua, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh đã tận dụng được thế mạnh này để phát triển, đem lại ...
Nép mình bên bờ sông Hồng (khu vực thuộc địa phận xã Hương Nộn, huyện Tam Nông), “xóm chài” khu 5 là nơi cư ngụ của hơn 30 hộ dân “đời nối đời” làm nghề chài ...
Bắt nguồn từ vùng đồng bằng trũng thấp ở nước bạn Campuchia, sông Vàm Cỏ Đông chảy vào tỉnh Tây Ninh theo hai nhánh, gặp nhau ở Vàm Trảng Trâu, thuộc xã Biên ...
Hình thù cổ quái, thân mình loang đốm đen cùng xanh rêu, đầu to kỳ dị, cá ké hay còn được biết đến với tên gọi thông dụng khác là cá chiên- một loài cá da trơn ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
baophutho.vn Được mùa, được giá, sản phẩm nông nghiệp làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, đối chiếu công nợ cho lợi nhuận cao..., thế nhưng, nhiều nông dân,...
baophutho.vn 10 năm trước, hơn 100 hộ dân ở xã Phượng Mao (nay là xã Tu Vũ), huyện Thanh Thủy được bố trí tái định cư trên khu đồi rộng để nhường đất cho Dự...
baophutho.vn Vừa qua, vụ cháy chung cư mini tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội khiến 56 người tử vong đã dấy lên hồi chuông cảnh báo...
baophutho.vn Thời trai trẻ, anh thanh niên Hà Minh Chất (khu Còn, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn) là người thợ săn nức tiếng bản trên, xóm dưới với tài bắn nỏ...
baophutho.vn Những năm gần đây, nhiều cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động đã tích cực góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ...
baophutho.vn Không phải lần đầu tiên nạn kích điện bắt giun đất nổi lên trên địa bàn tỉnh. Nhiều năm qua, các đối tượng kích giun để bán lại cho chủ lò sấy,...
baophutho.vn Trước tình hình thực tế hoạt động kích điện bắt giun diễn ra rộng khắp và phức tạp, Sở NN&PTNT đã ban hành văn bản số 1229/SNN-TT&BVTV...