
{title}
{publish}
{head}
Mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực châu Mỹ đang trải qua khoảng thời gian sóng gió, sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định “mạnh tay” trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ tại Mỹ. Theo giới quan sát, hành động cứng rắn này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, làm dấy lên lo ngại về khía cạnh nhân đạo và ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế khu vực.
Người di cư chờ lên xe buýt để được trung chuyển khỏi bang Texas, Mỹ. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông Trump nhậm chức, chính quyền Washington đã bắt giữ và trục xuất hàng nghìn người nhập cư trái phép. Người phát ngôn Nhà trắng Karoline Leavitt nhận định, đây là “chiến dịch trục xuất quy mô lớn nhất trong lịch sử” và cho thấy nỗ lực hiện thực hóa cam kết của chính quyền. Ngày 4/2, đã diễn ra các chuyến bay đầu tiên của Mỹ chở người nhập cư bất hợp pháp đến căn cứ quân sự Guantanamo ở Cuba, nơi mà người đứng đầu Nhà trắng cho rằng có thể giam giữ tới 30.000 người nhập cư bị trục xuất.
Lâu nay, vấn đề di cư luôn là bài toán hóc búa, dai dẳng trong khu vực. Các biện pháp cứng rắn của ông Trump một lần nữa làm vấn đề di cư nóng trở lại, thổi bùng những tranh cãi giữa Mỹ và các nước. Cụ thể, mối quan hệ giữa Mỹ và Colombia trở nên căng thẳng tới mức hai nước đe dọa áp đặt thuế quan lẫn nhau, sau khi phía Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ hạ cánh xuống Colombia. Rất may là hai bên đã tạm thời tránh được một cuộc chiến tranh thương mại với việc đạt đồng thuận về vấn đề di cư.
Một quốc gia khác trong khu vực là Brazil cũng bày tỏ sự không hài lòng về kế hoạch trục xuất người nhập cư quy mô lớn của Mỹ. Bộ Ngoại giao Brazil triệu một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đến để trao đổi về việc trục xuất người di cư Brazil.
Với chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống Trump từng cam kết xử lý mạnh tay tình trạng vượt biên bất hợp pháp vào Mỹ - điều ông coi là mối đe dọa với an ninh, kinh tế đất nước. Mối lo bị bắt giữ và trục xuất bất cứ lúc nào vì thế đang đeo bám hàng triệu người nhập cư ở Mỹ. Chính sách nhập cư quyết liệt của ông Trump cũng gây ra những phản ứng trái chiều.
Những người ủng hộ cho rằng, đây là điều cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, song có nhiều ý kiến lo ngại về khả năng vi phạm quyền con người và tạo ra khủng hoảng nhân đạo, nhất là khi ông Trump quyết định mở cơ sở giam giữ khổng lồ tại Vịnh Guantanamo, nơi chủ yếu được biết đến là trung tâm giam giữ những đối tượng bị cáo buộc liên quan khủng bố.
Chính sách cứng rắn với người nhập cư cũng được cho là gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế nước Mỹ. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, người nhập cư chiếm khoảng 17% tổng số lao động tại Mỹ. Bởi vậy, biện pháp trục xuất người nhập cư trái phép chắc chắn sẽ gây thiếu hụt nhân lực trong các ngành nghề, nhất là ngành nông nghiệp. Theo truyền thông Mỹ, các quan chức ước tính có khoảng 42% số công nhân trồng trọt ở nước này là người nhập cư không có giấy tờ.
Riêng chi phí trục xuất người nhập cư bất hợp pháp cũng là một vấn đề lớn. Theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Nhập cư Mỹ, chiến dịch trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ có thể tiêu tốn khoảng 315 tỷ USD. Đây sẽ là một gánh nặng tài chính lớn đối với chính phủ Mỹ, trong bối cảnh nợ công đang ở mức cao.
Không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, chính sách nhập cư mới còn gây ra những hệ lụy lớn tới tình hình an ninh, kinh tế của các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Nền kinh tế của các nước ở Trung và Nam Mỹ phụ thuộc lớn vào lượng kiều hối từ lao động di cư. Chính sách trục xuất cũng tạo ra một làn sóng di cư ngược trở lại các quốc gia xuất phát, khiến các nước như Mexico, Guatemala... đối mặt nhiều khó khăn.
Di cư không chỉ là câu chuyện của riêng nước Mỹ mà là vấn đề chung của các quốc gia trong khu vực. Thực tế cho thấy, biện pháp toàn diện, bền vững, nhân văn và giải quyết tận gốc rễ bài toán di cư không thể đến từ các bức tường biên giới kiên cố hay hoạt động mạnh tay trấn áp, trục xuất người nhập cư trái phép, mà là cải thiện chất lượng cuộc sống người dân tại các quốc gia khởi nguồn của làn sóng di cư.
Nguồn nhandan.vn
Ông Trump nhấn mạnh các quốc gia được gửi thông báo thuế mới không phải là những nước lớn và cũng không có nhiều giao dịch thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi những quân nhân này rút khỏi nhiệm vụ ở Los Angeles, 2.000 lính Vệ binh Quốc gia sẽ vẫn tiếp tục ở lại thành phố cùng với khoảng 700 binh sỹ Thủy...
Các bộ trưởng EU cam kết tiếp tục đối thoại với phía Mỹ nhằm đạt được một giải pháp thương lượng, hướng đến việc giảm thuế, khôi phục ổn định và khả năng dự đoán cho hoạt động...
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xúc tiến kế hoạch xây dựng thêm trung tâm tạm giữ người nhập cư trái phép tại 5 bang, tiếp tục các biện pháp cứng rắn về chính sách biên giới.
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nêu rõ: "Hôm nay, những chuyến bay đầu tiên từ Mỹ đến Vịnh Guantanamo chở những người di cư bất hợp pháp đã được thực hiện."
Mặc dù đồng USD mạnh thường có tác động kìm hãm giá vàng, nhưng giá vàng vẫn tăng do sự bất ổn xung quanh chính sách thuế quan của ông Trump đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn...
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt mốc 36.000 USD trong năm 2024.
Theo số liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố ngày 31/1, người lao động nước ngoài hiện đang chiếm khoảng 3,4% tổng lực lượng lao động tại Nhật Bản.
Ngày 31/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gửi lời chúc Tết tới Việt Nam nhân dịp năm mới Ất Tỵ.