{title}
{publish}
{head}
Người Dao xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) coi lễ “Nhảy lửa” là một nghi thức quan trọng trong Lễ cúng Bàn Vương (ông tổ của người Dao). Với quan niệm “Nhảy lửa” không phải để biểu diễn, đây là nghi thức chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc như: Xua vận xui, mong cầu sức khỏe cho cộng đồng, mùa màng ấm no...
Với vẻ đẹp khá vẹn nguyên, bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu đang là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách
Người Dao (nhóm Dao Đầu bằng) sống tập trung ở 7 bản của xã Hồ Thầu gồm: Sì Thâu Chải, Chù Lìn, Gia Khâu, Tà Chải, Nhiều Sang, Phô Hồ Thầu, Rừng ổi Khèo thầu, với dân số hơn 3.000 nhân khẩu. Cũng giống như các dân tộc khác ở miền núi, nghề lao động chính của người Dao Hồ Thầu là làm nương rẫy. Ngoài những công việc hằng ngày vất vả, người Dao nơi này vẫn tự hào với kho tàng văn hóa dân gian phong phú như: Lễ Cấp sắc, Lễ Cúng rừng, Lễ Cầu mùa...; một trong những nghi lễ huyền bí, mang bản sắc riêng có, độc đáo là lễ “Nhảy lửa”.
Trưởng bản Sì Thâu Chải - Lù A Nghi cho biết, theo kế hoạch Lễ “Nhảy lửa” năm nay sẽ được tổ chức tại bản Sì Thâu Chải, là bản du lịch cộng đồng của xã Hồ Thầu. Người được cộng đồng người Dao ở Sì Thâu Chải chọn làm chủ lễ năm nay là thầy Tẩn A Diu. Nghe bà con người Dao kể, thầy Tẩn A Diu là Người có uy tín, là ông thầy cao tay đã làm chủ nhiều nghi lễ quan trọng của đồng bào người Dao ở Hồ Thầu.
Thầy cúng trước ban thờ, chuẩn bị lễ vật để dâng lên “Thần lửa”
Thầy Tẩn A Diu chia sẻ, Lễ “Nhảy lửa” năm nay sẽ được tổ chức đơn giản hơn so với nghi lễ truyền thống, vừa đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí mà vẫn giữ nét văn hóa cổ truyển. Lễ “Nhảy lửa” thường diễn ra vào cuối năm, khi thời vụ đã xong, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến hết tháng giêng năm sau. Theo tục lệ, việc chọn lễ “Nhảy lửa” diễn ra theo dòng họ, phải là dòng họ tiêu biểu, tham gia tích cực các hoạt động của cộng đồng, có nhiều gương tiên tiến, điển hình trong học tập và lao động sản xuất. Lễ “Nhảy lửa” diễn ra ở không gian rộng, thường sẽ ở trung tâm của bản.
Năm nay, 7 chàng trai có sức khỏe, phẩm hạnh tốt, sẽ được xét chọn vào hành lễ “Nhảy lửa”, đó không chỉ là niềm kiêu hãnh cho những gia đình có con em được chọn mà còn là vinh dự cho những dòng họ có thành viên tham dự lễ. Lù A Man 20 tuổi, bản Sì Thâu Chải cho biết: “Em phấn đấu năm nay sẽ được bản chọn là thành viên trong lễ “Nhảy lửa”. Từ nhỏ, em đã được ông, bà truyền dạy, là người đàn ông Dao phải biết nhảy lửa. Nhảy lửa sẽ tăng thêm sức mạnh, sự bền bỉ để vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Khi vượt qua lửa, con người trở nên thông minh, sáng suốt hơn trong cuốc sống...”
Đàn ông dân tộc Dao, xã Hồ Thầu trình diễn kĩ năng “tắm lửa” của dân tộc mình
Ông Phàn A Xảo, bản Chu Lìn, người có nhiều năm thực hành lễ “Nhảy lửa” cho biết: Thời gian tổ chức lễ “Nhảy lửa” diễn ra bắt đầu khi chiều tà, lúc mặt trời chưa lặn. Khi ấy, thầy cúng chính sẽ mời các vị thần về dự, với mong cầu, ban phát sức mạnh cho những thành viên tham gia nhảy lửa. Khi lửa đã cháy, lời mời của thầy cúng được chấp nhận, các chàng trai bắt đầu nhảy, họ cứ nhảy cho đến khi lửa tắt, than tàn. Có một điểm đặc biệt, mặc dù họ nhảy vào giữa đống lửa đang cháy rừng rực bằng đôi chân trần, hoa than đỏ rực, các chàng trai như “tắm” trong lửa nhưng không ai bị bỏng hay phồng rộp. Họ như chơi đùa với lửa, mà không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi. Trong tiếng hò reo và tán thưởng của người đứng xem, các chàng trai dường như càng được truyền thêm nguồn sức mạnh kỳ lạ.
Niềm kiêu hãnh của những người đàn ông Dao Hồ Thầu khi múa cùng lửa
Có một luật tục quy định bắt buộc với người Dao ở Hồ Thầu khi tham gia nghi lễ linh thiêng này: Đó là những người đàn ông được chọn trong lễ chinh phục thần lửa phải là người có tâm hồn trong sáng, có đạo đức tốt, như thế khi nhảy vào lửa sẽ được thần linh che chở an toàn. Người Dao Đầu bằng ở Hồ Thầu cho rằng: Đến với lễ “Nhảy lửa” phải có niềm tin để vượt qua. Khi nhảy vào lửa, họ như thấy được chung quanh mình là những vị thần giúp họ vượt qua những nguy hiểm để tồn tại và mưu sinh; trong đó, vị thần tối cao là “Thần lửa” và lửa mang đến sự may mắn, sự ấm no cho bản mường. Một người có thể tham gia nhảy lửa nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới, điều đó như khẳng định sức mạnh của người đàn ông dân tộc Dao không có trở ngại nào là không thể vượt qua.
Sau khi lửa tàn, thầy cúng sẽ tập hợp các chàng trai về phía sau để kết thúc lễ. Họ bái lạy, cảm ơn các vị thần đã tới chung vui với dân bản và cầu mong các vị thần ban cho dân làng được ấm no, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh. Kết thúc lễ, thầy cúng phải giải lễ để các chàng trai trở về trạng thái ban đầu. Tương truyền, nếu thầy cúng mà không giải lễ để các chàng trai ra về, thì hễ gặp ở đâu có lửa họ cũng muốn nhảy vào.
Mỗi khi nông nhàn phụ nữ Dao ở Hồ Thầu lại trao truyền nghề thủ công tới thế hệ kế cận
Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, nhưng với người Dao Hồ Thầu, lễ “Nhảy lửa” là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là “sợi dây” cố kết cộng đồng. Qua đó, với khao khát thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống của người Dao nơi rẻo cao Tây Bắc.
Hà Minh Hưng/Báo Dân tộc
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Với 16 chương trình tín dụng chính sách, người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được vay vốn đã tích cực mua giống, cây trồng, vật nuôi, tạo lợi nhuận trong sản xuất kinh...
baophutho.vn Ngày 29/5, Cục Thống kê tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số...
Nhiều năm qua, những người con dân tộc Thái đã miệt mài nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản sách về nét văn hóa đặc trưng, đồng thời lưu giữ, bảo tồn các làn ca, điệu múa, nhạc cụ...
baophutho.vn Sau 8 tháng thi công không kể nắng mưa của nhà thầu và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của Nhân dân, cây cầu Suối Cái bắc qua...
Bằng cách biểu đạt cùng khả năng nói tiếng Việt khá lưu loát, bé Sùng Y Soan (5 tuổi) ở xóm Pà Háng đang theo học tại Trường mầm non Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu) tự tin vào vai...
Cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa đã gắn bó với núi rừng, nương rẫy. Những vật dụng hằng ngày của họ cũng vì thế được tận dụng từ thiên nhiên. Hiện hữu...
Từ lâu, nghề thêu giày truyền thống đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Hoa (Xạ Phang), bản Đề Tinh 2, xã Phìn Hồ...
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn...
Những ngày giữa mùa khô, khi đợt nắng nóng, hạn hán lên đến đỉnh điểm, một số ao, hồ đã bắt đầu cạn kiệt, nguồn mạch bến nước tại các buôn của người Êđê ở huyện Krông Năng,...
Dù cuộc sống nhiều khó khăn và các loại hình nghệ thuật truyền thống bị lấn át bởi các phương tiện giải trí khác, nhưng bằng tình yêu và lòng đam mê văn hóa truyền thống, người...