{title}
{publish}
{head}
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi và có dấu hiệu lan rộng. Tại Việt Nam, dịch bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố. Trước diễn biến của dịch Mpox và nguy cơ lây lan, Bộ Y tế yêu cầu người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh này. Để hiểu rõ hơn về dịch bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng chống, phóng viên Báo Phú Thọ đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Hà Hải Việt, Phó khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ.
Bác sĩ Hà Hải Việt, Phó khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ
Phóng viên: Thưa bác sĩ Hà Hải Việt, bệnh đậu mùa khỉ là bệnh gì? Ở Phú Thọ đã ghi nhận ca nào chưa ạ?
Bác sĩ Hà Hải Việt: Đậu mùa khỉ (tên tiếng anh là Mpox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có khả năng lây lan từ động vật sang người hoặc từ người sang người. Căn bệnh này gần giống với đậu mùa. Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở khỉ được nuôi để phục vụ nghiên cứu năm 1958 tại Đan Mạch.
Tại Phú Thọ chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ gia tăng lan rộng tại nhiều quốc gia châu Phi, ngày 14/8/2024, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố bệnh Mpox là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu. Tại Việt Nam, bệnh đã ghi nhận tại một số ở tỉnh miền Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vậy, hoạt động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào địa bàn tỉnh luôn được triển khai tích cực tại các tuyến từ tỉnh đến xã/phường/thị trấn.
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết b iểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Thời gian ủ bệnh và lây nhiễm ra sao?
Bác sĩ Hà Hải Việt: Bệnh đậu mùa khỉ diễn biến qua 4 giai đoạn: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.
Thời gian ủ bệnh từ 6 đến 13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5 đến 21 ngày. Lúc này người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
Bệnh lây truyền từ động vật sang người khi người có tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt, dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh và lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Phóng viên: Bệnh đậu mùa khỉ có gây bệnh nặng hoặc tử vong không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Hà Hải Việt: Bệnh có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong như viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn khi mắc bệnhh.
Phóng viên: Vậy điều trị bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Hà Hải Việt: Việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ tuân theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế với nguyên tắc điều trị: Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/xác định; Điều trị triệu chứng là chủ yếu; Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý; sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,...) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam; theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vắc xin đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vắc xin được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin phòng đậu mùa khỉ vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Phóng viên: Vậy ngành Y tế có khuyến cáo gì để người dân phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ?
Bác sĩ Hà Hải Việt: Khi ho hoặc hắt hơi mọi người cần che miệng, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Phóng viên: Cảm ơn bác sĩ đã có những thông tin gửi tới bạn đọc!
Như Quỳnh (thực hiện)
Một số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.
Đi bộ là một trong những hình thức tập thể dục hiệu quả và đơn giản nhất mà một người có thể thực hiện. Đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao tâm trạng và duy trì...
Tất cả mọi người đều muốn có một làn da căng và mịn. Những gì bạn ăn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó. 7 loại thực phẩm dưới đây giúp chống lão hóa tốt nhất cho làn da.
baophutho.vn Phòng tránh bệnh truyền nhiễm cho trẻ
Trong những năm qua, khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã khẳng định vị thế là địa chỉ tin cậy trong việc điều trị các bệnh lý tim mạch phức...
Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, bất cứ ai cũng có thể thực hiện những thay đổi tích cực để hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.
baophutho.vn Mới đây, các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy đã nội soi và lấy ra một con vắt sống trong mũi bé gái 32...
baophutho.vn Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, ngành Y tế Phú Thọ đã tăng cường triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, qua đó...
Cùng với tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân u tuyến nước bọt rất quan trọng. Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì để nâng cao thể trạng?
baophutho.vn Ngày 25/8, Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu cứu sống người bệnh vết thương thấu bụng do ngã vào thanh sắt đâm xuyên từ...
baophutho.vn Ngày 26/8, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản số 3486/UBND-KGVX gửi Sở Y tế; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thành, thị về việc chủ...
Đậu phụ được làm từ đậu nành, là loại thực phẩm giàu protein, ít calo, không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số trường hợp không nên ăn.