{title}
{publish}
{head}
Sáng 23/5, tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) năm 2023. Đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ chủ trì phiên thảo luận tổ.
Quang cảnh buổi thảo luận tổ.
Tham gia thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024, các đại biểu thống nhất với các báo cáo, nhận định do Chính phủ trình: GDP quý I năm nay ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong các quý I từ năm 2020 đến nay. Thu NSNN 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép... Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ rõ một số vấn đề còn băn khoăn, đó là kim ngạch xuất khẩu giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước; tăng trưởng tiêu dùng tư nhân năm 2023 giảm mạnh còn 3,5%, trong khi năm 2022 là 7,2%; thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng; tốc độ tăng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước giảm còn 2,8%...
Về các nhiệm vụ, giải pháp trong 7 tháng còn lại của năm 2024, các ý kiến đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn đến công tác dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta luôn chịu tác động từ tình hình kinh tế thế giới, để có những “kịch bản” chỉ đạo, điều hành một cách phù hợp, linh hoạt. Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023: Các đại biểu cho rằng, công tác thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí đã được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực, góp phần huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phục lợi xã hội của đất nước. Tuy nhiên, công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp nhà nước còn chậm; tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường vẫn diễn ra; việc sắp xếp, kiện toàn tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn một số bất cập...
Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2024, các ý kiến đề nghị các bộ, ngành địa phương có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024; hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực quản lý NSNN, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công...
Liên quan đến kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) năm 2023: Các đại biểu cho rằng, lĩnh vực bình đẳng giới ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã chú trọng việc thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và trong các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội thông qua; Chính phủ đã tích cực, chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về bình đẳng giới. Các bộ, ngành, địa phương đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược, chương trình phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị...
Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG trong những năm tiếp theo, các đại biểu kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tại các bộ, ngành, địa phương; quan tâm phê duyệt, phân bổ kinh phí hợp lý để thực hiện bình đẳng giới và các nội dung về bình đẳng giới trong các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xem xét, thông qua ngân sách, các chương trình đầu tư công...
Khổng Thủy
Ngày 21/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng.
baophutho.vn Không chỉ làm tốt chức năng quyết định và giám sát, HĐND tỉnh còn có nhiều đổi mới trong hoạt động TXCT và tiếp công dân. Nhờ đó, cử tri thêm...
baophutho.vn Sáng 22/5, HĐND thành phố Việt Trì khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Năm. Đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh...
Sáng nay, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XV.
Sáng nay, 22/5, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, cuối giờ chiều nay (ngày 21/5), Quốc hội khóa XV tiếp tục tiến hành công tác nhân sự, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, sau đó tiến hành thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Quốc hội khoá XV vừa thông qua Nghị quyết về việc bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
baophutho.vn Ngày 20/5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn – điều hành hoạt động...
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV,...
Sáng nay, 20/5, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ 7, tiến hành công tác nhân sự và nhiều nội dung quan trọng khác, trong đó có 24 nội dung về lập pháp; 15 nội dung về kinh...
baophutho.vn Ngày 16/5, tại Sở Xây dựng, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức buổi làm việc, lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Đồng chí...