
{title}
{publish}
{head}
Với mục tiêu xây dựng ngành Du lịch phát triển nhanh và từng bước trở thành thành phố du lịch, năm 2025 TP. Bạc Liêu tiếp tục chọn phát triển du lịch là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và dồn sức để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này.
Du khách tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
PHẤN ĐẤU ĐÓN HƠN 5 TRIỆU LƯỢT KHÁCH
Xuất phát từ mục tiêu đó, ngay từ đầu năm 2025, thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này gắn với việc ban hành nhiều giải pháp để kích cầu du lịch và tăng cường đầu tư hạ tầng, nâng chất các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch của thành phố.
Nhìn lại năm 2024 có thể thấy, hoạt động du lịch của TP. Bạc Liêu đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước đó, lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch đều tăng nhanh. Năm 2024, thành phố đón khoảng 4,8 triệu lượt khách, tăng 37,1% so với năm 2023. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ - du lịch đạt khoảng 3.750 tỷ đồng, đạt 100% chỉ tiêu, tăng 4,17% so với năm 2023.
Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về phát triển du lịch trên địa bàn TP. Bạc Liêu năm 2025, thành phố đề ra chỉ tiêu đón khoảng 5,1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với năm 2024, trong đó khách sử dụng dịch vụ lưu trú khoảng 1.935.000 người, tăng 8% so với năm 2024, khách quốc tế đạt khoảng 103.000 người tăng 3% so với năm 2024. Doanh thu du lịch - dịch vụ đạt 3.950 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2024, trong đó, doanh thu khối nhà hàng - khách sạn đạt khoảng 1.521 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2024.
Với quyết tâm thực hiện hoàn thành và phấn đấu vượt chỉ tiêu đã đề ra, Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Đó là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các kênh truyền thông, kênh điện tử; tuyên truyền, quảng bá ứng dụng (App) du lịch thành phố hỗ trợ khách du lịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, giới thiệu, bán sản phẩm thuận lợi trên môi trường mạng...; khai thác có hiệu quả các ứng dụng thông minh thông qua mã QR để quảng bá, giới thiệu du lịch TP. Bạc Liêu...
Lễ hội Bánh dân gian tại TP. Bạc Liêu.
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
Bên cạnh công tác tuyên truyền thì một giải pháp quan trọng khác được TP. Bạc Liêu chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện, đó là đẩy mạnh phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch. Trong đó, thành phố sẽ tiếp tục khai thác và phát huy có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là các sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu. Qua đó, từng bước kết nối tua, tuyến thu hút các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch đến với thành phố.
Cùng với đó là phối hợp với các sở, ngành tỉnh đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư các dự án phục vụ phát triển dịch vụ du lịch (sau khi được UBND tỉnh phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư năm 2025) như: xây dựng cầu dẫn bến tàu du lịch Bạc Liêu - Côn Đảo và khu cảnh quan nhân tạo trên biển Bạc Liêu (phường Nhà Mát); cầu dẫn và khu cảnh quan nhân tạo trên biển Bạc Liêu (phường Nhà Mát); khu du lịch văn hóa và resort nghỉ dưỡng (phường Nhà Mát); dự án đầu tư tuyến du lịch sinh thái ven biển Bạc Liêu (dọc theo tuyến bờ biển từ phường Nhà Mát đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải); dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu (phường Nhà Mát); khu văn hóa - thể thao - giáo dục và đô thị sinh thái phía Tây Nam TP. Bạc Liêu (Phường 2 và Phường 8); dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng trên biển tại phường Nhà Mát (khu vực biển Đông và kênh 30/4); khu công viên giải trí (xã Vĩnh Trạch Đông); điểm du lịch cánh đồng Điện gió Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông).
Thành phố cũng sẽ phối hợp tổ chức tốt các lễ hội truyền thống hằng năm như: Dạ cổ hoài lang, Quan âm Nam hải, Oóc-om-bóc và các lễ hội tiêu biểu khác nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với các hoạt động văn hóa, vui chơi - giải trí để quảng bá, thu hút khách du lịch. Đặc biệt là sẽ tiếp tục tăng cường và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các quy chế phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Thực hiện tốt quy chế quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn, quy tắc ứng xử văn minh khi tham gia các hoạt động, sử dụng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Đồng thời tăng cường các biện pháp giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, góp phần tạo mỹ quan môi trường, xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện và văn minh.
Ngoài ra, thành phố còn đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành, kiểm soát chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên, hệ thống cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ du lịch. Theo dõi sự phát triển của các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch dựa trên nền tảng công nghệ để kịp thời có các biện pháp quản lý và hỗ trợ phù hợp. Xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố.
TK (Theo baobaclieu.vn)
Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị...
Sầm Sơn - với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào - đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất của xứ Thanh. Về với Sầm Sơn không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thăm...
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tạo điều kiện lý tưởng cho người dân tham quan, du lịch. Nắm bắt cơ hội này, ngành du lịch Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch và triển...
Với mục đích thúc đẩy lĩnh vực du lịch phát triển, thời gian qua, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng công nghệ số, góp phần xây dựng, quảng bá...
Với slogan “Đi Phú Yên đi”, mùa du lịch cao điểm năm 2025 của tỉnh hứa hẹn có nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch hấp dẫn như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, khám phá thiên nhiên...
Khu vực Việt Bắc, trong đó có Cao Bằng đã khai thác các sản phẩm du lịch thế mạnh, liên kết với các địa phương hình thành nhiều tour, tuyến du lịch nối liền các điểm đến, hướng...
Ngành cà phê Việt Nam đang đối diện với những thách thức lớn trong quản lý chất thải và sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn. Tuy nhiên, những thay đổi tích cực từ cấp cơ sở, nơi...
Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, chợ phiên A Lưới (TP. Huế) còn chứa đựng kho tàng văn hóa truyền thống. Những nông sản vùng cao hay tấm vải dệt zèng, chiếu Âmber và cả...
Cảnh sắc nguyên sơ, thiên nhiên hài hòa và những câu chuyện đầy cuốn hút từ người bản địa đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong hành trình khám phá những “toạ độ...
Mỗi điểm đến, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm đặc trưng, dịch vụ chuyên nghiệp, thì sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cũng là một yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Các doanh...
So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Thái Bình là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến. Trải bao thăng...
Du lịch cộng đồng được ví như “thỏi nam châm” hút du khách, loại hình du lịch được khai thác dựa trên các giá trị văn hóa bản địa. Với thế mạnh riêng có xã Tân Trào (Sơn Dương)...