Cập nhật: Thứ 3, 21/11/2017 | 07:48 GMT+7

Tư trị thông giám – Pho sử đế vương

Trong giới nghiên cứu sử học Trung Quốc, có hai bộ sử được tề danh gọi chung là “sử học song bích”. Một, là pho “Sử ký” bất hủ của Tư Mã Thiên. Và một nữa, là bộ “Tư trị thông giám”, do vị danh thần Tư Mã Quang đời Tống chủ biên.

T

ư Mã Quang (1019 – 1086), tương truyền, từ năm lên bảy tuổi đã “tay không rời sách, quên cả đói khát nóng lạnh”. Nếp nhà gia thế, chuyện thi thư chữ nghĩa lại càng có điều kiện phát huy. Hoạn lộ thênh thang, 20 tuổi đã đỗ Tiến sĩ Giáp khoa, từ đó không ngừng thăng tiến.

Song, Tư trị thông giám là một ngã rẽ mà chính ông cũng không thể tiên liệu. Có thể tin là nếu không trải qua cuộc đấu tranh quyền lực mà trong đó ông là thủ lĩnh phe “bảo thủ” đối đầu với phe cấp tiến do Vương An Thạch cầm đầu, nếu không ôm ấp quá nhiều ước mơ tái xây dựng và củng cố hệ giá trị Khổng Mạnh, nếu không tha thiết áp đặt nó vào việc trị nước…thì Tư trị thông giám đã không ra đời.

Tư Mã Quang, ở thời điểm ấy, là một Tể tướng thanh liêm cương trực, thanh danh cực kỳ trong sạch. Thế nhưng, ông nhất quyết cho rằng “phép tắc của tổ tông là không thể thay đổi”. Ông không chấp nhận những ý tưởng cải tổ, mà cho rằng chỉ cần giữ vững pháp độ cũ là đủ. Cũng có lẽ, sau thời gian nắm quyền của Vương An Thạch (mà ông mất quá nhiều công sức để xóa bỏ những “tàn tích”), ông muốn làm tất cả để bảo đảm rằng các vị vua nhà Tống về sau sẽ không thể “dao động” nữa.

Tư trị thông giám ra đời trong bối cảnh ấy, khi ông nhận nhiệm vụ trước Tống Thần Tông, thành lập ban biên soạn, gom sử liệu từ thời Chu Uy Liệt vương (403 TCN) đến thời Chu Hiến Đức nhà Hậu Chu (959 SCN), tổng cộng 1362 năm, xuyên suốt 16 triều đại Trung Hoa chính thống, tạo nên tác phẩm đồ sộ dài tới 3 triệu chữ.

Đó là bộ sử biên niên đầu tiên của nền sử học Trung Quốc. Nó không chỉ bao gồm các sự kiện lịch sử, mà còn cả những phân tích, đánh giá, định lượng, chỉ rõ… đầu mối hưng suy vong phế, theo góc nhìn của các tác giả.

Dĩ nhiên, góc nhìn ấy đến lúc này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. Song, đặt trở lại bối cảnh xã hội phong kiến, đặc biệt là một xã hội phong kiến quân chủ tập quyền đặc trưng như Trung Quốc – nền văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu đậm đối với mọi quốc gia ở khu vực Á Đông – pho sử này vẫn tiềm ẩn những giá trị không thể phủ nhận.

Còn đế vương công hầu xưa, không chỉ của Hoa Hạ, hiển nhiên, đều có thể tìm thấy trong Tư trị thông giám các bài học về nghệ thuật cai trị. Đó là một thứ “sách gối đầu giường”, một tấm gương soi trị loạn dành cho không biết bao nhiêu thế hệ vua chúa.

T

ư trị Thông giám (tập 1), cuối tháng 11 – đầu tháng 12 này, lần đầu ra mắt độc giả Việt Nam. Sách do NXB Văn học cùng nhà sách Tri thức trẻ phối hợp phát hành. Đây sẽ là cuốn sử liệu cần thiết phục vụ mục đích tham chiếu, cho cả giới nghiên cứu sử học chuyên nghiệp lẫn những người quan tâm đến lịch sử phương Đông nói chung, Trung Hoa nói riêng.

Theo Nhandan


Theo Nhandan

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tự hào mùa Thu lịch sử
03:05 18/08/2024

Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một, nhất tề vùng lên tiến hành ...

Về Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân
03:38 13/06/2024

Nằm giữa núi rừng bao la, Di tích lịch sử Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân- xã Xuân An, huyện Yên Lập là nơi ghi dấu hoạt động cách mạng và lưu truyền nhiều câu chuyện ...

Bảo vật quốc gia tượng Phật lồi
09:16 11/03/2024

Tượng Phật lồi hiện đang thờ tự tại chùa Linh Sơn, ở thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) là tượng thần Shiva - một tác phẩm điêu khắc nghệ ...

Bảo vật Quốc gia bên dòng sông Thao
01:41 12/02/2023

Là điểm hội tụ của con cháu từ khắp mọi miền đất nước trong hành trình tìm về cội nguồn dòng giống Tiên Rồng, Đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa) gắn ...

Học Lịch sử tại bảo tàng
5:42 sáng Thứ 5

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm nay, Bảo tàng Hùng Vương phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, các trường học tổ ...

Tri ân thầy giáo thời Hùng Vương

Tri ân thầy giáo thời Hùng Vương
07:33 14/11/2017

PTĐT- Tương truyền từ thời Hùng Vương thứ 18, thầy giáo Vũ Thê Lang, vốn quê ở Mộ Trạch, Hải Dương cùng vợ là Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn, Kinh Bắc lên kinh đô Văn Lang dạy học....

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long