{title}
{publish}
{head}
“Mình về đằng ấy mà xa
Thì về Vĩnh Mộ với ta cho gần
Vĩnh Mộ có tục hát Xuân
Hội vật đuổi giải đầu tuần tháng Giêng”...
Theo câu ca truyền lại, hàng năm, cứ vào ngày mùng 7 tháng Giêng, dân làng Vĩnh Mộ, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao lại tập trung tại đình làng để tham dự Lễ hội Vật đuổi giải - lễ hội truyền thống đặc sắc được lưu truyền từ nhiều đời nay tại địa phương.
Lãnh đạo xã Cao Xá đánh trống khai hội.
Đình Vĩnh Mộ thờ vị Thành hoàng là Tướng quốc dưới thời Hùng Duệ Vương. Tên Húy của ngài là Nguyễn Văn Kỳ. Ngài về nơi đây chiêu dân, lập ấp, lập nên Bình Mạc Sách - tức làng Vĩnh Mộ - Tề Lễ ngày nay. Do có công lớn phò vua lập hộ quốc và lập nên làng Bình Mạc nên ngài được phong là Dũng Lược Phụ Thiên Tướng quân, được nhân dân tôn thờ là Đại vương Đương cảnh Thành hoàng làng.
Hội Vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ hàng năm là lễ hội truyền thống để tưởng nhớ Đương cảnh Thành hoàng tướng quân Nguyễn Văn Kỳ đồng thời cũng biểu dương tinh thần thượng võ, yêu nước, khuyến khích nhân dân rèn luyện sức khỏe bảo vệ quê hương.
Hai đô vật lão làng vật trình thánh xin được bắt đầu hội vật.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, hàng năm, để chuẩn bị cho Lễ hội Vật đuổi giải, từ ngày mùng 6 tháng Giêng là cả làng lại nô nức đi đánh đường - tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm để lấy đường rước kiệu.
Các đô vật tham gia thi đấu tại ngày hội.
Đến sáng mồng 7 tháng Giêng, làng làm lễ mở cửa đình và khai mạc Hội Vật đuổi giải. Dân của tất cả các xóm đều tề chỉnh trong trang phục lễ hội tập trung tại đình lớn. Các đô vật cũng tập trung đầy đủ. Không khí vô cùng náo nhiệt, tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã. Đến giờ hoàng đạo, khi lãnh đạo chính quyền địa phương tuyên bố khai mạc lễ hội, trống, chiêng nổi lên uy nghi.
Hội vật ở Vĩnh Mộ có hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ thì có rước kiệu và tế thần. Phần hội có trò chơi dân gian, giao lưu hát Xoan và sống động nhất là thi vật.
Lễ hội Vật đuổi giải là ngày hội lớn ở xã Cao Xá.
Hội vật đình Vĩnh Mộ chia ra làm năm giai đoạn. Đầu tiên là vật thờ hay còn gọi là vật trình thánh. Dân làng cử ra hai đô vật lão thành, có nhiều thành tích trong thi đấu, có miếng vật hay, ra vật trình thánh xin được bắt đầu hội vật. Vì vậy, vật trình thánh là trình diễn chứ không vật thắng hay thua. Thứ hai vật hội đồng hay còn gọi là vật trình làng. Đây là vật tập thể, dân làng cử ba đôi hoặc năm đôi cùng vào sới vật, vật với nhau hết tốp này đến tốp khác, cho đến khi các đô vật đã được trình làng. Vật hội đồng cũng không vật thắng hay thua, chỉ vờn nhau thăm dò là chính. Thứ ba là vật giải: Các đô vật được sắp xếp theo độ tuổi và thứ hạng cân để vào sới vật cùng nhau, đây là vật trực tiếp, thắng ở lại, thua ra, cuối cùng tìm ra đô vật nhất giải. Bốn là vật đổ giải: Người được giải Nhất, chưa lấy giải mà trèo lên vuốt tay vào giải, rồi quay xuống ngồi xếp chân bằng tròn ở giữa sới vật, mặt hướng về phía trước, ý thách đố, xem có đô vật nào còn dám vào vật nữa không. Người nào vào vật đổ giải, thì sẽ bước lên chỗ treo giải, vuốt tay vào giải, rồi bước xuống sới bắt tay người thách đấu, nếu vật thắng người giữ giải, thì người giữ giải xin nhường lại vật đổ giải, đến trưa ngày 11 tháng giêng kết thúc. Thứ năm là đuổi giải: Người thắng cuộc trèo lên cột cờ, giật lấy giải, rồi cùng cả đoàn đô vật, cắm đầu, cắm cổ chạy ra khỏi làng, đằng sau là dân làng, cầm gậy gộc giáo mác, trống chiêng, thanh la... hò reo đuổi theo, đến khi nào đoàn đô vật chạy ra khỏi làng và phải nhảy xuống nước, thì làng thôi đuổi và kết thúc.
Đuổi giải - nghi thức độc đáo nhất của Lễ hội Vật đuổi giải xã Cao Xá.
Nét đặc trưng độc nhất vô nhị của hội vật đình Vĩnh Mộ mà không nơi nào có đó chính là đuổi giải. Đuổi giải sẽ diễn ra khi đô vật đã thắng tuyệt đối, không còn đô vật nào giám vào vật nữa. Giải vật được treo ở trên cột cờ. Người thắng cuộc chèo lên giật lấy giải rồi cắm đầu cắm cổ chạy ra khỏi làng. Đằng sau là dân làng cầm gậy gộc, dáo mác hò reo đuổi theo. Đến khi người đoạt giải chạy ra khỏi làng, nhảy xuống nước thì dân làng mới thôi không đuổi. Khi chạy ra khỏi làng, nếu quay mặt lại sẽ bị dân làng đánh đòn vì quay mặt lại là năm ấy dân làng mất dông. Đuổi giải xong là kết thúc hội vật. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì dân làng rất phấn khởi, nhà nhà sẽ ăn mừng như ăn tết vì tin rằng năm đó sẽ mưa thuận gió hò, mùa màng sẽ tươi tốt.
Khi người thắng giải nhảy xuống nước thì dân làng mới ngừng lại không đuổi nữa.
Cùng với Vật đuổi giải, tại ngày hội dân làng và các em học sinh còn biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc.
Đồng chí Nguyễn Tiến Tuyên - Bí thư Đảng ủy xã Cao Xá cho biết: Lễ hội Vật đuổi giải được khai mạc đúng vào ngày lễ Khai Hạ mùng 7 tháng Giêng - tức là ngày hạ cây nêu, có ý nghĩa cầu mong cho dân làng một năm mới may mắn, gặp nhiều điều tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa của lễ hội và đình làng Vĩnh Mộ, hàng năm, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn đặc biệt quan tâm đến công tác sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng những nội dung của lễ hội. Mong rằng với những thành công của Lễ hội Vật đuổi giải năm nay cùng với kết quả xã đã đạt các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023, sang năm Giáp Thìn 2024, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
Vĩnh Hà
baophutho.vn Những năm gần đây, phong trào văn hóa-văn nghệ quần chúng của huyện Tân Sơn diễn ra sôi nổi với nhiều câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm được thành...
baophutho.vn Ngày 22/11, Sở VH-TT&DL tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa, thể thao năm 2024 cho trên 300 học viên là cán bộ, công chức làm...
baophutho.vn Tháng Giêng - đất trời giao thoa, muôn hoa đua sắc, khí Xuân căng tràn,... Hàng ngàn du khách thập phương lại nô nức hành hương về Phú Thọ -...
baophutho.vn Từ bao đời nay, người dân trên mảnh đất Hạ Hòa vẫn truyền nhau câu nói: “Nhất Chu, nhì Hiền, tam Lang, tứ Lệnh” để nói về đền Chu Hưng (xã Ấm...
baophutho.vn Mùa Xuân nghe hát Xoan
baophutho.vn Thấp thoáng mái đình cổ kính, những nếp nhà hàng trăm năm tuổi, bức tường đá ong, gạch đỏ ẩn mình nơi ngõ nhỏ, đường làng quanh co, cây đa,...
baophutho.vn Dù thời tiết lạnh, có mưa phùn nhưng hàng nghìn du khách thập phương vẫn đổ về Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia - Đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương,...
baophutho.vn Sáng 12/2 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Vân Phú - thành phố Việt Trì tổ chức lễ hội “Cướp bông ném chài” tại Đền Vân Luông,...
baophutho.vn Từ xưa đến nay, việc đi lễ đền, chùa ngày đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.
baophutho.vn Những ngày đầu Xuân năm mới, có dịp về với bà con đồng bào Mường xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập hòa trong những tiếng cồng chiêng quen thuộc vang...
baophutho.vn Mỗi món ăn, dù là dân dã hay cầu kỳ, sang trọng cũng đều chứa đựng trong đó những câu chuyện, những giá trị về văn hóa đời sống, phong vị, tập...
baophutho.vn Sắc màu văn hóa Mường