{title}
{publish}
{head}
Sau nhiều năm bị mai một, năm 1993 Minh Nông lần đầu tổ chức phục dựng lại một phần lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Năm 2018, lễ hội được thành phố Việt Trì khôi phục, tổ chức quy mô. Các nghi lễ truyền thống như cáo yết, cúng Thần Nông, tế lễ, rước kiệu, đặc biệt là phần tái diễn sự tích “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” được tiến hành đầy đủ, trang nghiêm.
Từ đó, ngày 15 tháng Giêng hàng năm được chọn là ngày tổ chức lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội mang một ý nghĩa đặc biệt, nhắc nhở mỗi người con quê hương Đất Tổ nói riêng, mọi người dân Việt Nam nói chung luôn nhớ về ngọn nguồn của nghề trồng lúa, đồng thời phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.
Phường Minh Nông, thành phố Việt Trì được biết đến là vùng đất gắn liền với lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa - đây là lễ hội mang tính đặc trưng, được coi là khởi thủy của nghề trồng lúa nước Việt Nam.Theo truyền thuyết Hùng Vương, thời xưa nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo, chủ yếu sống dựa vào quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Thấy các vùng đất ven sông mỗi lần nước lớn dâng lên lại được phù sa bồi thêm màu mỡ, Vua Hùng mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Một hôm, các con gái của Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên bờ sông thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc một Mị Nương, nàng đem bông lúa về trình với Vua Hùng. Vua mừng và cho là điềm lành vì hạt chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mị Nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về. Tới mùa Xuân, Vua Hùng cùng dân đem hạt ra đồng, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt lúa rồi cắm một cành tre để chim khỏi ăn. Lần đầu mạ lên, dân không biết cấy, Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước lội xuống cấy cho dân xem để mọi người cùng làm theo. Để ghi nhớ công ơn Vua Hùng, đời sau nhân dân dựng đàn Tịch Điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mỏm đất Vua Hùng ngồi khi dạy dân cấy lúa.
Hệ thống giao thông ở phường Minh Nông được nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Năm tháng qua đi, Minh Nông ngày càng có nhiều đổi mới, hệ thống giao thông được đầu tư, những công trình, ngôi nhà khang trang được xây dựng ngày càng nhiều, góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng đất khởi thủy của nghề trồng lúa nước. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời tập trung triển khai các chương trình kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế - xã hội của phường ngày càng phát triển. Văn hóa, y tế, giáo dục... được quan tâm, chú trọng và có nhiều khởi sắc, an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững; các hoạt động dịch vụ đã phát huy được lợi thế của địa bàn khu vực, thu hút, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Công ty TNHH hai thành viên Stepup (khu Hòa Phong, phường Minh Nông) do chị Nguyễn Thị Kim Dung làm chủ có doanh thu trên 3 tỉ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương của phường Minh Nông đạt trên 66,6 tỉ đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 0,69%, 100% khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, 97% hộ đạt gia đình văn hóa. Hiện nay, 5/6 trường học trên địa bàn phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường Tiểu học Minh Nông đạt chuẩn quốc gia mức độ 2...
Nhà văn hóa khu Hồng Hải được xây dựng mới với tổng đầu tư trên 1,3 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Quang Chung - Chủ tịch UBND phường Minh Nông cho biết: Phường tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời duy trì, bảo tồn, phát huy những lễ hội đặc trưng tại địa phương, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống trên quê hương Đất Tổ.
Mai Hoa
baophutho.vn Sáng 14/11, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã khai mạc lớp Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ năm 2025. Tham gia lớp tập huấn có 22 học...
baophutho.vn Ngày 23/10, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Đoàn đại biểu Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 do đồng chí Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn...
baophutho.vn Ngày 11/4 (tức ngày 3/3 năm Giáp Thìn), tại Đền Thượng - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đoàn đại biểu lãnh đạo các huyện: Thanh Sơn, Thanh Thủy...
baophutho.vn Những ngày này, vườn hoa hướng dương tại đồi Phú Bùng, nơi tổ chức Hội trại Văn hóa phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa -...
baophutho.vn Ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), Kỳ họp thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tín ngưỡng...
baophutho.vn Như một lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim người dân đất Việt lại cùng hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh, về với Đất Tổ...
baophutho.vn Phú Thọ là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang- Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng...
baophutho.vn Lễ hội lịch sử liên quan tới thời đại Hùng Vương được đánh giá là có quy mô quốc gia rộng lớn vì nó gắn với gần 1.500 di tích xuất hiện ở nhiều...
baophutho.vn Ngày 10/4, Đoàn đại biểu Sư đoàn Bộ binh 308 đã dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
baophutho.vn Ngày 10/4 (tức ngày 2/3 năm Giáp Thìn), tại Đền Thượng - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đoàn đại biểu lãnh đạo các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh,...
baophutho.vn Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại....
baophutho.vn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại...