{title}
{publish}
{head}
Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên tham gia xung đột tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế, nhất là 4 Công ước Geneva năm 1949 và các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc.
Người dân chờ nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày 30/3/2024.
Trong các ngày 21-22/5 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York đã diễn ra Phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang với chủ đề “Kỷ niệm 25 năm Nghị quyết 1265 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và 75 năm các Công ước Geneva.”
Theo phóng viên TTXVN tại New York, dưới sự chủ trì của Mozambique, nước đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 5/2024, phiên họp đã thu hút sự tham gia, phát biểu của đại diện hơn 90 nước thành viên, quan sát viên Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế liên quan.
Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề nhân đạo và hầu hết đại biểu các nước bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình xung đột vũ trang gia tăng trong năm qua, kéo theo nhiều hậu quả thảm khốc đối với dân thường vô tội.
Báo cáo mới nhất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc ghi nhận hơn 33.000 dân thường thiệt mạng trong xung đột trong năm 2023, tăng 72% so với năm 2022, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng vi phạm luật nhân đạo quốc tế và khó khăn trong việc tiếp cận hỗ trợ nhân đạo tại các khu vực xung đột.
Dẫn chứng cuộc xung đột tại Gaza làm thiệt mạng trung bình hơn 150 dân thường mỗi ngày trong 7 tháng qua, Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế và Hội đồng Bảo an cần có các biện pháp hiệu quả hơn nữa để bảo vệ thường dân và hạ tầng dân sự, trong đó cách tốt nhất là giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột và tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại, hòa giải.
Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên tham gia xung đột tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế, nhất là 4 Công ước Geneva năm 1949 và các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc.
Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bảo vệ thường dân, trong đó có việc đưa vào Bộ luật Hình sự các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh...
Trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã chủ trì soạn thảo và thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 về bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu trong xung đột, chủ trì một số cuộc họp về khắc phục hậu quả bom mìn, ngăn chặn bạo lực tình dục và chăm sóc trẻ em trong xung đột.
Qua việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam cũng đóng góp hiệu quả vào việc bảo vệ thường dân bị ảnh hưởng bởi xung đột trên thực địa.
Nghị quyết 1265 ngày 17/9/1999 lần đầu tiên công nhận bảo vệ thường dân trong xung đột là vấn đề quan trọng đối với hòa bình - an ninh quốc tế và trở thành đề mục thường niên chính thức trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi 4 Công ước Geneva năm 1949 và 3 Nghị định thư bổ sung được coi là nền tảng của luật nhân đạo quốc tế nhằm bảo vệ nạn nhân của xung đột vũ trang.
Nguồn TTXVN
baophutho.vn Đều đặn hàng năm, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - tổ chức tự xưng có trụ sở tại bang California (Mỹ) lại đưa ra cái gọi là “Giải thưởng nhân...
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công...
baophutho.vn Chẳng hiểu não trạng ra làm sao, căn cứ vào đâu mà mới đây, Tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America) đã trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính...
baophutho.vn Trong giai đoạn hiện nay, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với Đảng ta ngày càng có hệ thống, tổ chức chặt chẽ, tinh vi trên tất...
baophutho.vn Nhận xét về những cống hiến của đồng chí Đào Duy Tùng với công tác tư tưởng của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Trong hơn 50 năm...
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu...
Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Tại buổi hội đàm, ba bên đã đạt được nhận thức chung và tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ; cuộc hội đàm diễn ra đúng nguyên tắc đối ngoại, đảm bảo an toàn về mọi mặt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở...
Tại Hội nghị, Trung ương sẽ bàn về các nội dung: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội...
Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ...