Cập nhật:  GMT+7

Xóm Đồi mong đường mới

“Nhà cách trường mầm non, tiểu học không xa, nhưng để tránh đoạn đường xấu, đứa lớn có thể tự đi đường vòng qua khu khác để đến lớp, còn mấy đứa nhỏ thì cứ mưa là nghỉ, vì bố mẹ cháu đi làm sớm, tôi cõng bộ đưa các cháu đi học xong quay về thì cũng hết buổi...”, bà Nguyễn Thị Hằng (50 tuổi), ở xóm Đồi khu 4, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn bộc bạch.

Xóm Đồi mong đường mớiĐoạn đường bị xói mòn bề mặt gây khó khăn trong quá trình đi lại của người dân.

Đối diện nhà bà Hằng, ông Nguyễn Văn Nhĩ (66 tuổi) chia sẻ: Gia đình tôi sống ở đây từ năm 1990, khi ấy cả xã toàn là đường đất, đoạn đường này từng là đường chính để Nhân dân trong khu qua lại, giao thương. Đến nay cơ bản toàn xã đã có đường trải nhựa, bê tông, chỉ riêng đoạn qua xóm Đồi vẫn chưa được xây dựng, khiến việc đi lại ngày càng khó khăn...

Xóm Đồi mong đường mới

Do ảnh hưởng của mưa bão, cống thoát nước qua đường đã bị sập, hỏng hoàn toàn.

Đoạn đường đất qua xóm Đồi dài chừng 100m, ngày nắng, người lớn, trẻ nhỏ vẫn thường đi lại, tuy nhiên, do dốc cao, đường trơn, hai bên đường có đoạn qua bờ ao sâu nên khi trời mưa, việc qua lại đây là “bần cùng”. Vài năm gần đây, đoạn đường ngày càng bị xói mòn bề mặt, nước mưa tạo thành các rãnh xói giữa đường khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn. Mới đây, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cống thoát nước qua đoạn đường này bị sập, hỏng hoàn toàn, do đó, đoạn đường trở thành ngõ cụt, không thể qua lại. Ông Nhĩ, bà Hằng và nhiều gia đình khác tại khu 4 rất mong muốn đoạn đường qua xóm Đồi sớm được đầu tư nâng cấp, để người dân nơi đây không phải chịu cảnh “gần nhà, xa ngõ”.

Xóm Đồi mong đường mớiNgười dân xóm Đồi cắm biển cảnh báo tạm thời tại vị trí sạt lở.

Xóm Đồi mong đường mới

Cứ trời mưa, bà Nguyễn Thị Hằng lại làm “bảo mẫu” vì đường đến trường của các cháu trơn trượt, không thể qua lại.

Được biết, trong năm 2023, xã Lương Nha đã triển khai xây dựng 640m đường giao thông nông thôn tại xóm Đồi và xóm Thín. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ trên 120 tấn xi măng, nguồn kinh phí còn lại do Nhân dân đóng góp, bao gồm việc hiến đất, đóng góp cát, sỏi, ngày công... Thời gian tới, chính quyền địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động sự đồng thuận của người dân, tranh thủ các nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, gắn với phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2024-2025.

Hoàng Giang


Hoàng Giang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới

Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới
2024-11-04 09:48:00

baophutho.vn Phát triển kinh tế được xác định là “đòn bẩy” góp phần để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu. Dù thay...

Người dân tộc Mường làm kinh tế giỏi

Người dân tộc Mường làm kinh tế giỏi
2024-11-04 09:24:00

baophutho.vn Bằng sự cần cù, sáng tạo, những năm qua, anh Đinh Văn Trọng, sinh năm 1975 ở thị trấn Yên Lập là nông dân sản xuất giỏi. Gia đình anh áp dụng...

Di sản văn hóa thành sinh kế bền vững

Di sản văn hóa thành sinh kế bền vững
2024-11-04 08:18:00

Cuộc đổi đời hôm nay và những trầm tích từ quá khứ xa xưa ở vùng đất dưới chân ngọn núi Lang Bian huyền thoại như đang hòa làm một. Nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm...

Bảo tồn giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung

Bảo tồn giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung
2024-11-03 11:00:00

baophutho.vn Thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3 của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xã Mỹ Lung huyện Yên...

Nữ sinh vùng cao lan tỏa tình yêu sách

Nữ sinh vùng cao lan tỏa tình yêu sách
2024-11-03 10:45:00

baophutho.vn Xuất sắc giành giải “Thí sinh kể chuyện, tuyên truyền, giới thiệu sách hay nhất” trong Hội thi Thiếu nhi Đất Tổ kể chuyện, tuyên truyền, giới...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long