
{title}
{publish}
{head}
Theo kết quả một cuộc khảo sát, có tới 27,8% số doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc về doanh số bán hàng được hỏi cho biết đang cân nhắc việc thuê lại nhà xưởng ở trong nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Liên đoàn Các ngành công nghiệp Hàn Quốc (FKI) cho biết so với thời điểm cách đây 2 năm, có ngày càng nhiều công ty Hàn Quốc cân nhắc đưa lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của họ về trong nước.
Kết quả một cuộc khảo sát được FKI thực hiện với 105/500 doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc về doanh số bán hàng từ ngày 17-24/2 (trước thời điểm xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine) cho thấy có tới 27,8% số doanh nghiệp được hỏi cho biết đang cân nhắc việc thuê lại nhà xưởng ở trong nước.
Con số này tăng mạnh so với kết quả một cuộc thăm dò tương tự với 1.000 công ty lớn nhất Hàn Quốc về doanh số được thực hiện vào tháng 5/2020, khi đó chỉ có 3% số doanh nghiệp được hỏi cho biết đang nghĩ đến việc chuyển các nhà máy và dịch vụ ở nước ngoài về Hàn Quốc.
Trong cuộc khảo sát mà FKI thực hiện hồi tháng Hai vừa qua, 29,2% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ có thể cân nhắc thuê lại nhà xưởng nếu được chính phủ hỗ trợ và môi trường kinh doanh tại Hàn Quốc được cải thiện.
Theo nhận định của FKI, có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho biết có thể sẽ chuyển nhà xưởng về Hàn Quốc.
Đặc biệt khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra bế tắc sản xuất và tăng chi phí hậu cần cộng thêm tình hình căng thẳng kéo dài nên việc các doanh nghiệp muốn chuyển về trong nước lại tăng lên."
Theo quy định hiện hành, các công ty có thể được cắt giảm thuế và các lợi ích khác nếu họ xây dựng hoặc mở rộng cơ sở kinh doanh trong nước trong vòng hai năm sau khi chuyển nhượng hoặc đóng cửa các cơ sở ở nước ngoài.
Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol mới đây cũng cam kết sẽ kéo dài thời hạn này lên thành 3 năm, đồng thời mở rộng trợ cấp và cắt giảm thuế bổ sung.
Cũng trong cuộc khảo sát của FKI hồi tháng 2/2022, các công ty Hàn Quốc đã nêu 3 yếu tố chủ chốt để thúc đẩy việc trở lại trong nước hoạt động, bao gồm: môi trường pháp lý được cải thiện (35,3%), mở rộng cắt giảm thuế (29,5%) và trợ cấp nhiều hơn (17,6%).
Khoảng 49,5% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã lên kế hoạch đầu tư cho năm nay, trong khi 38,1% cho biết họ chưa thực hiện và 12,4% cho biết không có kế hoạch đầu tư trong năm nay.
Trong số các công ty đã có kế hoạch đầu tư trong năm 2022, khoảng 50% cho biết quy mô đầu tư của họ sẽ tương tự như năm 2021, trong khi 38,5% dự kiến tăng quy mô và chỉ có 11,5% cho biết thu hẹp quy mô.
Về lý do "không thể tăng cường đầu tư," 37,7% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước không ổn định (như đại dịch COVID-19 và giá nguyên vật liệu tăng); 20,6% cho rằng môi trường tài chính bên ngoài xấu đi (như lãi suất cao hơn và thắt chặt thẩm định tín dụng của các ngân hàng); 15,4% cho rằng môi trường kinh doanh xấu đi (chẳng hạn như doanh số bán hàng thấp); và 8,5% cho rằng cần hoàn thành các dự án đầu tư lớn và 6% lo sợ về nhiều quy định hơn.
Theo FKI, khoảng 3/4 các công ty không tăng đầu tư trong năm 2022 (chiếm 74,4%) cho biết nguyên nhân của tình trạng trên là do hoàn cảnh bên ngoài, chứ không phải do nội bộ trong nước.
Gần 2/5 công ty (38,9%) nhận định lạm phát là rủi ro chính đối với đầu tư trong năm nay, tiếp theo là biện pháp thắt chặt tiền tệ của các nước lớn và suy thoái kinh tế tiếp theo (19,4%); sự xuất hiện của biến thể Omicron (15,5%); sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bị đình trệ và suy thoái kinh tế (10,7%), gia tăng xung đột Mỹ-Trung và tái cấu trúc chuỗi cung ứng (6,8%).
Nguồn TTXVN
Thời gian gần đây, chuyển đổi số đã trở thành một “từ khóa” được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết ...
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, để sản xuất - kinh doanh hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt xu thế của thị ...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, với việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đến nay tỉnh Phú Thọ đã có các đối tác đầu tư lớn đến từ nhiều nước như ...
Chiều 13/10, đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do bà Noh Jin-i - Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Jayuro làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh.
Ngày 19/4, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Tập đoàn AMT Hàn Quốc tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực phát triển các ngành công nghiệp ...
Ngày 11/9, đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - ...
Cụm công nghiệp sản xuất chip bán dẫn hệ thống công nghệ cao quy mô lớn nhất thế giới, rộng 7,1 triệu m² được quy hoạch tại thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi với ...
Theo đại diện Cục Công nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và thuê được những lao động có tay nghề ...
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác...
Trận động đất xảy ra trong bối cảnh Nhật Bản đang cảnh báo siêu động đất ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương sẽ tạo ra các đợt sóng thần tàn phá và gây thiệt hại kinh tế.
Theo các tổ chức quốc tế, mỗi năm, hàng trăm nghìn người di cư Trung Mỹ vượt qua Mexico để tìm đường tới Mỹ trong cuộc hành trình dài và nguy hiểm.
Tổng thống Joe Biden công bố đề cử một số nhân sự mới tại các Bộ Thương mại, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao và Ủy ban Hàng hải liên bang.
Các quy định mới liên quan dịch bệnh COVID-19 tại Đức dự kiến chỉ áp đặt cho đến ngày 23/9, thời điểm dự báo có thể xảy ra làn sóng lây nhiễm mới vào mùa Thu.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ứng cử viên Yoon Suk-yeol của đảng Sức mạnh Quốc dân (PPP) đối lập chính đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 20 ở Hàn Quốc.
Việt Nam kêu gọi tăng cường chương trình nâng cao năng lực cho phụ nữ ở cấp địa phương, quốc gia cũng như quốc tế để thúc đẩy khả năng xây dựng hòa bình bền vững, trao quyền...
Ngày 7/3, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một tòa nhà thương mại cao 21 tầng ở phía Đông thủ đô London của Anh, khiến khoảng 60 người phải đi sơ tán.