
{title}
{publish}
{head}
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển kéo theo lượng chất thải rắn ngày càng tăng. Loại chất thải này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, việc xử lý mới chỉ dừng lại ở công nghệ đốt, hóa rắn, tái chế một phần và chôn lấp an toàn khiến lượng rác thải này chưa được xử lý triệt để
.![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: vea.gov.vn |
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn - vấn đề cấp bách
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay, tổng lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%) lượng CTR, còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã, thị trấn.
Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22 triệu tấn/1 năm. Lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Cả nước hiện có khoảng 458 bãi chôn lấp đang vận hành với quy mô trên 1.800 ha, nhưng trong đó chỉ có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (với diện tích 977 ha). Còn lại phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rác đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích lớn.
Trong khi đó, cả nước hiện có khoảng 26 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại các đô thị, trong đó có 3 nhà máy sử dụng công nghệ đốt, còn lại phần lớn sử dụng công nghệ sản xuất phân vi sinh kết hợp chôn lấp. Tổng công suất xử lý đạt khoảng 5.000 tấn/ngày… Do vậy, công tác xử lý CTR tại các đô thị còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu sử dụng 3 công nghệ chính (chôn lấp, sản xuất phân vi sinh và đốt).
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi Nhà nước chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực môi trường đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các đô thị.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, môi trường bị ô nhiễm càng lâu thì việc khắc phục, xử lý càng khó khăn, tốn kém và hệ quả ảnh hưởng càng lớn. Do đó, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đang là một vấn đề cấp bách cần sự chung tay của toàn xã hội.
Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp
Theo dự báo của các chuyên gia môi trường, ước tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải phát sinh có khả năng sẽ lên đến 35 triệu tấn. Với số lượng CTR tăng vọt như vậy sẽ tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe của con người và kéo theo nhiều hệ lụy khác… Vì vậy, các nhà quản lý, các bộ ngành liên quan cần phải có các giải pháp kỹ thuật thay thế khi cần thiết để xử lý chất thải rắn nguy hại lẫn không nguy hại. Trong đó ưu tiên đối với công nghệ tái chế, công nghệ xử lý và cần lựa chọn công nghệ phù hợp cho từng vùng miền ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý triệt để CTR, nhằm tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ; hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất; tăng cường giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải bằng cách giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu vào; tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn; cần tiến tới quy hoạch khu quản lý và xử lý CTR trên phạm vi cả nước. Đồng thời áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến, an toàn, phù hợp.
Để xử lý triệt để CTR, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, ngày 10/4/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ để triển khai công tác xử lý chất thải rắn có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện tiêu chí đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn và xác định một số công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đối với các dự án áp dụng công nghệ mới phải tuân thủ các quy trình đánh giá, thẩm định công nghệ theo quy định./.
Theo ĐCSVN
Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến cho lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều. ...
Những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng, kéo theo đó là lượng chất thải thải ra môi trường ngày ...
Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, việc thành lập hợp tác xã, tổ, đội thu ...
Trong bối cảnh ngày càng chú trọng về ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe vấn đề vệ sinh môi trường, xử lý chất thải nhất là hút hầm cầu đóng vai trò quan ...
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý ...
Thời gian vừa qua, phóng viên Báo Phú Thọ nhận được phản ánh của người dân xã Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê về việc bãi tập kết rác thải của xã Sơn Tình, có vị ...
Thời gian qua, việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đã được các địa phương trong toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo chuyển biến tích cực, ...
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang vừa ký ban hành Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 23/9/2024 về việc phân bổ chi tiết nguồn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh ...
Các nhà khoa học Nga từ Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI) ghi nhận thấy các sông băng ở phía Tây Nam đảo Spitsbergen đang tan chảy với tốc độ rất nhanh.
Chương trình Châu Âu Kỹ thuật số (DIGITAL) giai đoạn 2025-2027 tập trung vào các lĩnh vực then chốt như Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán đám mây, an ninh mạng và kỹ năng số.
PTO- Hiện nay tình trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi đang là vấn đề nhức nhối của huyện Thanh Ba. Hầu như trong buổi họp tiếp xúc cử tri nào ở cơ sở người dân cũng đề cập...
PTO- Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong quản lý, sử dụng đất đai, huyện Hạ Hòa đang tích cực triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho diện...
PTO- Dự án Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Việt Trì giai đoạn I sử dụng nguồn vốn ODA của Quỹ phát triển kinh tế Hàn Quốc với trị giá 32,9 triệu USD...
PTO- Ngày 26-3, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn một số văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
PTO- Thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, thiên tai ở nước ta đã làm chết và mất tích khoảng 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính...
PTO- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ giữa năm 2012 huyện Lâm Thao đã triển khai kế hoạch thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung.