Cập nhật:  GMT+7

8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

Tham khảo một số loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm lạnh hoặc cúm, giúp người ốm cảm thấy khỏe hơn và phục hồi nhanh hơn.

Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ - BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, khi bị cảm lạnh, cúm, ho, người bệnh nên chú ý ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày. Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả có chứa khoáng chất selenium, vitamin C... để tăng cường sức đề kháng.

Julia Zumpano, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Trung tâm dinh dưỡng con người Cleveland Clinic (Hoa Kỳ) giải thích rằng ưu tiên dinh dưỡng tốt hàng ngày là cách tốt nhất để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp bảo vệ bạn khỏi bị bệnh ngay từ đầu. Trường hợp người có thể trạng kém càng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể làm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc cúm trở nên tồi tệ hơn.

1. Đồ ngọt

Lượng đường cao có thể ức chế hệ thống miễn dịch - Tiến sĩ Irvin Sulapas, bác sĩ y khoa gia đình được hội đồng chứng nhận và chuyên gia y học thể thao chỉnh hình tại UT Health Houston và Trung tâm y tế Memorial Hermann Texas (Hoa Kỳ) cho biết. Ông giải thích rằng đường cản trở khả năng tiêu diệt virus gây cảm lạnh hoặc cúm của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong cơ thể.

Đường tinh luyện có thể làm cho các triệu chứng cảm lạnh bao gồm ho trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù đồ ngọt có thể tạo cảm giác dễ chịu khi bạn không muốn ăn nhưng hãy tránh đồ ngọt càng nhiều càng tốt.

8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, nên tránh các thực phẩm chứa đường bổ sung như bánh kẹo, nước ngọt.

2. Ngũ cốc tinh chế

Các loại thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng, ngũ cốc và bánh ngọt được chế biến để loại bỏ hàm lượng chất xơ tự nhiên. Tiến sĩ Sulapas cho biết điều này có nghĩa là carbohydrate bị phân hủy nhanh chóng thành đường, gây ra tác dụng tương tự như thực phẩm và đồ uống có đường.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực hành & Nghiên cứu Lâm sàng Tiêu hóa Tốt nhất vào năm 2023 cũng chỉ ra cách các loại carbs đơn giản làm tăng lượng đường trong máu này có thể thay đổi vi khuẩn đường ruột của chúng ta theo cách làm suy yếu chức năng hệ thống miễn dịch.

Tiến sĩ Sulapas giải thích rằng: Tuy nhiên, không phải tất cả carbohydrate đều xấu. Carbohydrate có chỉ số lượng đường huyết thấp như bánh mì từ lúa mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ cũng có thể làm giảm viêm và theo nghiên cứu, chúng hỗ trợ cơ thể tăng cường miễn dịch.

3. Khi bị cảm lạnh không nên uống rượu

Giống như đường, rượu gây viêm và làm suy yếu các tế bào bạch cầu, cản trở chức năng của hệ thống miễn dịch. Rượu ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, kéo dài tình trạng ho và cảm lạnh trong cơ thể.

Rượu cũng dễ gây mất nước cho cơ thể. Giữ đủ nước rất quan trọng khi bị bệnh vì nó giúp thận lọc chất thải ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Tiến sĩ Sulapas cho biết thêm, điều quan trọng là phải tránh uống rượu khi sử dụng thuốc cảm lạnh, cúm không kê đơn và thuốc kháng sinh theo toa.

4. Thực phẩm béo

Thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán khó tiêu hóa hơn có thể gây buồn nôn khi bị ốm. Những thực phẩm này dễ làm tăng tình trạng viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng hoặc đau dạ dày liên quan đến nhiễm trùng do virus. Vì khó tiêu hóa, thực phẩm béo cũng có thể gây trào ngược acid - càng làm trầm trọng thêm đau họng. Các acid béo từ bơ, mỡ lợn và acid béo omega-6 có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy hơn.

8 loại thực phẩm cần tránh khi mắc cảm lạnh

Thực phẩm chiên rán có xu hướng làm tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn.

5. Trái cây họ cam quýt

Tiến sĩ Sulapas cho biết, các loại trái cây họ cam quýt có tính acid bao gồm cam, bưởi và chanh có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày vốn đã khó chịu. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2023 được công bố trên BMC Complementary Medicine and Therapies phát hiện ra rằng chỉ cần ngửi mùi chanh cũng có thể giúp giảm buồn nôn.

Ngay cả khi bạn không bị đau dạ dày, điều quan trọng cần biết là nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm mũi hoặc viêm phế quản, acid citric trong các loại trái cây này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, theo nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế. Nếu vẫn muốn tiêu thụ, khoảng cách trước hoặc sau khi uống thuốc kháng sinh và ăn trái cây họ cam quýt nên là khoảng 2 giờ để tránh gây tương tác thuốc.

6. Đồ uống có chứa caffeine

Giống như rượu, đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà và soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Tiến sĩ Sulapas giải thích rằng caffeine là chất lợi tiểu, làm giảm mức độ hydrat hóa của cơ thể. Theo nghiên cứu năm 2022 trên Scientific Reports, tình trạng mất nước làm trầm trọng thêm các bệnh nhiễm trùng do virus như cúm và cảm lạnh, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm chậm thời gian phục hồi.

Thay vào đó, hãy dùng trà thảo mộc không chứa caffeine. Trà thảo mộc có tác dụng cung cấp nước và nghiên cứu cho thấy một chút mật ong có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng cảm lạnh.

7. Sản phẩm từ sữa

Nhiều người tránh dùng sữa khi bị bệnh vì lo ngại chất nhầy sẽ tăng lên. Điều này chưa được chứng minh lâm sàng là đúng. Người đang được điều trị nhiễm trùng thứ phát bằng thuốc kháng sinh, điều quan trọng là phải biết rằng các sản phẩm từ sữa có thể tương tác với thuốc. Tốt nhất là nên tránh các sản phẩm từ sữa như sữa, kem, phô mai khi bị cảm lạnh. Các loại này sẽ khiến mũi bị nghẹt hoặc chảy nước nhiều hơn, gây khó thở hơn.

8. Thực phẩm chứa nhiều histamine

Histamine được cơ thể sản xuất để loại bỏ các tác nhân có hại, bao gồm cả chất gây dị ứng. Hóa chất này hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy hơn, gây chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Do đó, khi đang bị ho và cảm lạnh nên tránh các loại thực phẩm giàu histamine. Một số loại thực phẩm cần tránh là bơ, nấm, dâu tây, trái cây khô, rượu, sữa chua, giấm và thực phẩm lên men. Khi bị cảm lạnh, nghỉ ngơi hợp lý, giữ đủ nước và dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn và nhanh hồi phục hơn.

T.S (Theo suckhoedoisong.vn)


T.S (Theo suckhoedoisong.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Sẹo mụn điều trị thế nào?

Sẹo mụn điều trị thế nào?
2025-02-17 15:47:00

Sẹo mụn có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc phải không tự tin trong công việc, cuộc sống. Vậy làm thế nào để điều trị sẹo mụn hiệu quả?

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ
2025-02-14 15:10:00

baophutho.vn Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng...

6 loại thực phẩm gây viêm

6 loại thực phẩm gây viêm
2025-02-14 09:49:00

Một số loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống trở thành nguồn gây viêm tiềm ẩn. Nếu ăn thường xuyên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như bệnh tim, đái tháo đường...

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
2025-02-14 09:46:00

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp (bảo vệ khớp) bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc và không hoạt động tốt như trước nữa, khiến cho các hoạt động đi lại trở nên khó khăn và đau...

Ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày có tác dụng gì?

Ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày có tác dụng gì?
2025-02-14 08:06:00

Tỏi không chỉ là một loại gia vị giúp tăng thêm hương vị cho bữa ăn mà còn là một siêu thực phẩm tự nhiên có lợi ích sức khỏe. Vậy ăn tỏi sống có tác dụng gì?

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long