{title}
{publish}
{head}
Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương, tỉnh Lào Cai không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ..., mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.
Ở Lào Cai, dân tộc Pa Dí có khoảng 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao thuộc huyện Mường Khương.
Trong rừng hoa đầy sắc màu của các dân tộc Việt Nam, trang phục của phụ nữ Pa Dí có vẻ đẹp vô cùng độc đáo.
Ấn tượng nhất phải kể đến chiếc mũ đội đầu gọi là "khùn tằng” (theo tiếng Pa Dí). Tương truyền, xa xưa, người Pa Dí thường sống quây quần, gắn bó trong một mái nhà lớn. Sau này, khi con cháu quá đông nên phải cho ra ở riêng. Để nhắc nhở ý thức nhớ về cội nguồn, bố mẹ, dòng tộc, người Pa Dí lấy hình tượng mái nhà để sáng tạo ra chiếc mũ truyền thống của dân tộc mình.
Trang phục của phụ nữ Pa Dí có màu chủ đạo là xanh chàm, điểm màu xanh lá mạ và màu đen. Áo được thiết kế ngắn kiểu xẻ nách, cúc cài bên phải, thân áo ôm sát vòng eo. Điểm nổi bật là mảng trang trí hoa văn bằng những chiếc cúc bạc nhỏ xíu đính liền nhau, tạo thành đường chéo từ cổ áo xuống ngang hông.
Các hạt bạc, cúc bạc được đính trên bề mặt cổ áo. Cúc bạc to được đính để cài khóa ở hai đầu, tạo điểm nhấn cho trang phục.
Những họa tiết độc đáo được trang trí bằng phương pháp thủ công đã tạo nên nét riêng có trên trang phục, thể hiện sự khéo léo, cần mẫn của phụ nữ Pa Dí trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tự hào về bộ trang phục độc đáo, nhiều phụ nữ Pa Dí lựa chọn mặc hằng ngày, đặc biệt là trong những dịp lễ, tết...
... như lễ Cúng rừng...
... và các ngày hội của bản.
Thiếu nữ Pa Dí duyên dáng trong trang phục truyền thống.
Những mái nhà an yên được hình tượng hóa qua chiếc mũ đội đầu thể hiện cho cuộc sống bình yên giữa núi rừng hùng vĩ.
Theo Phạm Bằng - Tô Dung (Báo Lào Cai)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
6 tỉnh vùng Việt Bắc đã thống nhất sẽ tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 15 - Bắc Kạn năm 2024 vào tháng 8/2024, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường vẫn lưu giữ và...
baophutho.vn Đại Phạm là xã miền núi thuộc huyện Hạ Hòa, hiện có 1.465 hộ với 5.680 nhân khẩu, giao thông đi lại khó khăn, người dân sống chủ yếu bằng nghề...
Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén,...
baophutho.vn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là...
Đội ngũ người có uy tín trong đồng bào Khmer ở Kiên Giang không chỉ góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xây khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn là hạt nhân bảo vệ nền tảng tư...
Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà...
Những năm qua, được sự quan tâm, chăm lo của chính quyền các cấp, đời sống của người dân làng Goòng (xã biên giới Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) ngày càng ấm no, hạnh...
Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ...
baophutho.vn Từ năm 2022 đến hết tháng 3/2024, huyện Thanh Sơn đã huy động được trên 385 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào...