
{title}
{publish}
{head}
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố các ưu tiên cho hội nghị thượng đỉnh thường niên đầu tiên giữa Anh và EU nhằm tái thiết quan hệ sau nhiều năm căng thẳng hậu Brexit, với an ninh là trọng tâm hàng đầu. Sau quá trình chia tách kéo dài và tốn kém giữa Anh và EU, hai bên đang dần xích lại gần nhau để thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu họp báo ngày 16/9/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hội đồng châu Âu xác nhận nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas sẽ tham gia hội nghị cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, trong khi phía Anh là Thủ tướng Keir Starmer.
Quốc phòng và an ninh là ưu tiên hàng đầu tại hội nghị, nơi Anh và EU hy vọng sẽ ký một hiệp định an ninh. Hai bên cũng dự định tái khẳng định cam kết hợp tác trong các vấn đề chiến lược và địa chính trị, cũng như tăng cường hợp tác về chính sách đối ngoại và an ninh trong một tuyên bố chung.
Hội nghị diễn ra vào ngày 19/5 tại London, sẽ thảo luận các biện pháp kiểm dịch động thực vật, an ninh nội bộ và hình sự, hệ thống giao dịch khí thải, cũng như vấn đề di cư. Hai bên sẽ thúc đẩy khai thác thêm tiềm năng của hiệp định thương mại và hợp tác hiện tại giữa Anh và EU. Ngoài ra, sẽ thảo luận vấn đề ngư nghiệp và hợp tác năng lượng, hai lĩnh vực mà các thỏa thuận hiện tại sẽ hết hạn vào tháng 6/2026 và cần được đổi mới hoặc thay thế.
Trước hội nghị, Chính phủ Anh và EU thúc đẩy tiến trình đàm phán về chương trình di chuyển cho thanh niên, cho phép công dân dưới 30 tuổi của hai bên cư trú và làm việc tại lãnh thổ đối phương trong thời hạn tối đa 3 năm.
Đây là một phần trong nỗ lực tái thiết quan hệ giữa Anh và EU thời hậu Brexit (Anh rời EU). EU mong muốn cho phép công dân từ 18-30 tuổi được học tập và làm việc tại lãnh thổ Anh.
Phía Anh cho rằng vẫn có thể xem xét các chương trình mang tính “kiểm soát” như vậy vì không ảnh hưởng đến lập trường về việc không quay trở lại quy chế tự do đi lại của lao động EU sau Brexit. Anh cũng lưu ý, hiện nước này đã có thỏa thuận với 13 quốc gia ngoài EU về chương trình di chuyển thanh niên.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper để ngỏ khả năng nước này hướng đến một chương trình áp dụng chính sách “một vào, một ra”, để không làm tăng nhập cư ròng vốn là mục tiêu then chốt của Xứ sở Sương mù. Giới chức Anh kỳ vọng Thủ tướng Starmer sẽ cùng các lãnh đạo EU cam kết mở ra các cuộc đàm phán về nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó có thị thực thanh niên.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên đầu tiên giữa EU và Anh hậu Brexit được xem là một bước ngoặt quan trọng trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động sâu sắc, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cả EU và Anh đều bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng, khi ngày càng xuất hiện nhiều nghi ngại về mức độ cam kết của Mỹ đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và an ninh của châu Âu.
Các quan chức kỳ vọng hội nghị ngày 19/5 là cơ hội để hai bên “mở đường” cho một hiệp ước quốc phòng và an ninh song phương. Bà von der Leyen cũng đã gợi ý Anh có thể tham gia chương trình quốc phòng chung SAFE của EU - một quỹ trị giá 150 tỷ euro nhằm tài trợ cho việc mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự như tên lửa, thiết bị bay không người lái, pháo binh và đạn dược.
Dù không có khả năng Anh sẽ quay lại thị trường chung EU, liên minh thuế quan hay khôi phục quyền tự do đi lại, hội nghị thượng đỉnh sắp tới được kỳ vọng sẽ là cột mốc quan trọng trong nỗ lực tái thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Anh và EU.
Nguồn nhandan.vn
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2 tới ba đối tác quan trọng tại vùng Vịnh gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương...
Đại diện của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhất trí tạm thời giảm mạnh các mức thuế trả đũa, trong đó Mỹ đồng ý hạ thuế xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc cam kết giảm...
Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông - người dẫn đầu các cuộc đàm phán tại Doha (Qatar) - được cho là đã đệ trình một đề xuất ngừng bắn một phần cho Hamas thông qua các bên trung gian.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10/5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện” quan hệ thương mại Mỹ-Trung và đã đạt được...
Người xem sẽ được chứng kiến hơn 130 đơn vị thiết bị quân sự, trong đó có vũ khí tối tân nhất - tên lửa siêu vượt âm Oreshnik - trong lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến...
Theo thỏa thuận, Mỹ hủy bỏ thuế đối với thép và nhôm xuất khẩu của Anh và cấp hạn ngạch thuế quan 10% (giảm từ mức 27,5%) cho 100.000 ôtô xuất khẩu của Anh sang Mỹ mỗi năm.
Hồng y người Mỹ Robert Prevost, 69 tuổi, đã được bầu làm tân Giáo hoàng và người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đã chọn lấy tên là Giáo hoàng Leo XIV.
Dù việc thực thi mức thuế 20% đã được tạm hoãn đến 7/2025 để tạo điều kiện cho đàm phán, nhưng mức thuế cơ bản 10% mà Mỹ áp đặt vẫn đang có hiệu lực đối với hàng hóa từ 27 quốc...
Thủ tướng Shehbaz Sharif khẳng định Pakistan có mọi quyền đáp trả mạnh mẽ đối với hành động của Ấn Độ, đồng thời kêu gọi "toàn thể đất nước sát cánh cùng lực lượng vũ trang Pakistan.”
Phát biểu trong chương trình "Meet the Press" tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump đưa ra một loạt tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương...