
{title}
{publish}
{head}
Theo thỏa thuận, Mỹ hủy bỏ thuế đối với thép và nhôm xuất khẩu của Anh và cấp hạn ngạch thuế quan 10% (giảm từ mức 27,5%) cho 100.000 ôtô xuất khẩu của Anh sang Mỹ mỗi năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Anh Keir Starmer. (Nguồn: Telegraph)
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 8/5, Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ khi Nhà Trắng công bố mức thuế quan toàn diện vào tháng trước.
Thỏa thuận được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng với sự tham gia qua điện thoại của Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Đây là thỏa thuận thương mại thứ hai trong vòng 1 tuần của Thủ tướng Anh Keir Starmer sau khi ông ký hiệp định thương mại tự do với Ấn Độ vào ngày 6/5.
Theo thỏa thuận, Mỹ hủy bỏ thuế đối với thép và nhôm xuất khẩu của Anh và cấp hạn ngạch thuế quan 10% (giảm từ mức 27,5%) cho 100.000 ôtô xuất khẩu của Anh sang Mỹ mỗi năm, chiếm tới 80% trong tổng số 120.000 xe của Anh xuất khẩu sang Mỹ hàng năm.
Đổi lại, chính phủ Anh hủy bỏ thuế đối với ethanol của Mỹ và đồng ý quyền tiếp cận thị trường có đi có lại đối với thịt bò, nông dân Anh được cấp hạn ngạch miễn thuế cho 13.000 tấn thịt bò.
Trong khi đó, thỏa thuận không đề cập tới các nội dung gây tranh cãi như thuế dịch vụ số của Anh hoặc mở cửa thị trường chăm sóc sức khỏe cho các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ.
Tổng thổng Mỹ Donald Trump cho biết đây là thỏa thuận đột phá, ca ngợi Anh là một trong những đồng minh lớn của Mỹ. Tuy nhiên, ông xác nhận Mỹ vẫn duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng xuất khẩu Anh, song cảnh báo các quốc gia khác có thể sẽ đối mặt với mức thuế cao hơn theo chương trình thuế đối ứng của Mỹ.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ sẽ đàm phán một thỏa thuận mới về thép và nhôm với Anh.
Thủ tướng Starmer cho biết thỏa thuận đặc biệt quan trọng và mang tính lịch sử khi hai bên có thể hoàn tất thỏa thuận sau nhiều năm đàm phán.
Phát biểu tại nhà máy Jaguar Land Rover ở West Mindlands cùng ngày, Thủ tướng Starmer cho biết thỏa thuận sẽ bảo vệ doanh nghiệp Anh và hàng nghìn việc làm tay nghề cao tại nước này, xóa bỏ thuế đối với thép và nhôm của Anh, đồng thời mang lại quyền tiếp cận chưa từng có cho nông dân Anh vào thị trường Mỹ mà không ảnh hưởng tới tiêu chuẩn cao về thực phẩm của Anh.
Thủ tướng Starmer cũng cho biết thỏa thuận rất quan trọng với ngành dược phẩm của Anh khi bao gồm các biện pháp quan trọng cho ngành này với những ưu đãi đáng kể, song không nêu rõ chi tiết.
Các nhà phân tích nhận định mặc dù hỗ trợ đáng kể cho ngành ôtô và dược phẩm, thỏa thuận có thể không thay đổi nhiều đối với đà tăng trưởng kinh tế Anh.
Các ngành công nghiệp trọng tâm trong thỏa thuận chỉ chiếm chưa đến 1/3 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Anh sang Mỹ và tương đương chưa đến 1% GDP nước này.
Tuy nhiên, việc trở thành nước đầu tiên đạt được thỏa thuận với Mỹ là một chiến thắng ngoại giao mang tính biểu tượng đối với Anh trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu.
Các quan chức Anh thừa nhận thỏa thuận không đạt được mục tiêu trở thành một hiệp định thương mại tự do toàn diện hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu - EU) như kỳ vọng.
Mặc dù vậy, các quan chức Anh kỳ vọng thỏa thuận ngày 8/5 sẽ mở cánh cửa cho các cuộc đàm phán tiếp theo, gồm khả năng giảm mức thuế quan 10% đối với một số mặt hàng xuất khẩu cụ thể của Anh.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh ôtô (SMMT), các thương hiệu xe sang như Bentley, Jaguar Land Rover và Aston Martin phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu ôtô lớn thứ hai của Anh sau Liên minh châu Âu (EU), với hơn 100.000 xe xuất xưởng vào năm ngoái, trị giá hơn 7,5 tỷ bảng (khoảng 9,75 tỷ USD), chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu ôtô của Anh.
Ngoài ôtô, Mỹ chiếm khoảng 165.000 tấn thép xuất khẩu của Anh trong năm 2023 với giá trị gần 400 triệu bảng, chiếm khoảng 8% tổng giá trị xuất khẩu.
Anh cũng xuất khẩu các sản phẩm y tế và dược phẩm trị giá lên tới 8,8 tỷ bảng sang Mỹ, quốc gia hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Anh.
Trong khi có thương mại hàng hóa cân bằng với Mỹ, Anh ghi nhận thặng dư thương mại dịch vụ lớn với Mỹ.
Thỏa thuận Anh-Mỹ là một trong 17 thỏa thuận mà chính quyền Mỹ dự kiến ký kết với các đối tác thương mại lớn sau khi nước này rút lại mức thuế quan toàn diện đối với các quốc gia trên khắp thế giới vào ngày 2/4.
Nguồn TTXVN
Hồng y người Mỹ Robert Prevost, 69 tuổi, đã được bầu làm tân Giáo hoàng và người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đã chọn lấy tên là Giáo hoàng Leo XIV.
Dù việc thực thi mức thuế 20% đã được tạm hoãn đến 7/2025 để tạo điều kiện cho đàm phán, nhưng mức thuế cơ bản 10% mà Mỹ áp đặt vẫn đang có hiệu lực đối với hàng hóa từ 27 quốc...
Thủ tướng Shehbaz Sharif khẳng định Pakistan có mọi quyền đáp trả mạnh mẽ đối với hành động của Ấn Độ, đồng thời kêu gọi "toàn thể đất nước sát cánh cùng lực lượng vũ trang Pakistan.”
Phát biểu trong chương trình "Meet the Press" tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump đưa ra một loạt tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương...
Động thái chấm dứt miễn thuế có thể gây tác động lớn đến các sàn thương mại điện tử phổ biến của Trung Quốc như Shein và Temu - nền tảng cung cấp mặt hàng giá rẻ mà người tiêu...
Thỏa thuận sẽ thành lập một quỹ đầu tư để tài trợ cho công cuộc tái thiết Ukraine và "đảm bảo rằng các nguồn lực, tài năng và năng lực chung của hai nước có thể thúc đẩy sự...
Một sự cố mất điện trên diện rộng gây ra tình trạng hỗn loạn và tê liệt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha khiến giao thông công cộng đình trệ gây ùn tắc nghiêm trọng và hàng loạt...
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng các bên cần sớm đạt thỏa thuận và Mỹ không thể tiếp tục dành thời gian và nguồn lực cho nỗ lực trung gian nếu điều này không mang lại kết quả nào.
Trong những tháng qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục kêu gọi Mỹ kiểm soát kênh đào Panama và trong bài đăng mới nhất, ông đã chuyển sự chú ý sang tuyến đường huyết mạch Suez.
Năm lĩnh vực ưu tiên trong Kế hoạch chiến lược của Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN gồm: Nghệ thuật, văn hóa; Y tế; Thanh thiếu niên, thể thao; AI, số hóa, việc làm...