{title}
{publish}
{head}
Thêm một quốc gia đưa ra lệnh cấm DeepSeek do lo ngại an ninh từ startup AI Trung Quốc.
Theo Reuters, chính phủ Australia vừa ban hành lệnh cấm DeepSeek trên tất cả thiết bị thuộc hệ thống chính phủ do lo ngại rằng startup trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc này tiềm ẩn rủi ro an ninh.
Bộ trưởng Nội vụ Australia đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả cơ quan chính phủ "ngăn chặn việc sử dụng hoặc cài đặt các sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ web của DeepSeek. Đồng thời, nếu phát hiện, các cơ quan chính phủ phải gỡ bỏ toàn bộ các trường hợp đã cài đặt khỏi hệ thống và thiết bị của chính phủ Australia", trích nội dung tuyên bố.
Bộ trưởng Nội vụ Tony Burke cho biết DeepSeek gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được” đối với hệ thống công nghệ của chính phủ. Lệnh cấm ngay lập tức được áp dụng nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia của Australia”. Tuy nhiên, lệnh cấm không áp dụng cho thiết bị cá nhân của người dân.
DeepSeek, startup AI của Trung Quốc, đã gây chú ý trong giới công nghệ khi ra mắt vào tháng trước. Công nghệ này được cho là có chi phí phát triển thấp hơn đáng kể so với các mô hình AI khác và sử dụng chip ít phức tạp hơn, làm dấy lên nghi vấn về hiệu quả đầu tư của phương Tây vào lĩnh vực AI.
Quyết định cấm DeepSeek của Australia được đưa ra sau động thái tương tự của Italy, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu và các khu vực khác cũng đang xem xét mối lo ngại về startup AI này. Trước đó, Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã cấm các cơ quan chính phủ sử dụng DeepSeek vào đầu tuần này.
Chính phủ Thủ tướng Australia Anthony Albanese từng ban hành lệnh cấm TikTok trên toàn hệ thống cách đây hai năm do lo ngại an ninh.
Quyết định này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của các quốc gia về công nghệ Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ và căng thẳng địa chính trị leo thang. Bảo vệ an ninh quốc gia và dữ liệu chính phủ đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều nước.
Nguồn vtv.vn
Ngày 4/2, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google của Mỹ với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.
Hai nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã thông báo vào tháng 12/2024 rằng họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán sáp nhập, với mục tiêu đạt được thỏa thuận cuối cùng vào tháng 6/2025.
Apple - nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone - công bố kết quả doanh thu quý 1 của năm tài chính 2025 (kết thúc vào ngày 28/12/2024) với tổng doanh thu tăng 4%, vượt qua...
Meta đồng ý chi 25 triệu USD để dàn xếp vụ kiện do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi kiện, liên quan đến quyết định đình chỉ tài khoản của ông vào năm 2021.
Bệnh nhân ung thư máu tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng và được dùng thuốc "Utzhefra" theo hai liều vào ngày 12 và 13/12 mà không gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng.
Cho đến nay, ByteDance vẫn từ chối bán lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ và cho biết đang lên kế hoạch cho nhiều kịch bản khác nhau.
baophutho.vn Ngày 15/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14 - khóa IV, tổng kết công tác...
Vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh Kiki Auto, trợ lý thông minh trên xe ô-tô do đội ngũ Zalo AI phát triển, vừa được vinh danh trong hạng mục “Trợ lý ảo tiếng Việt xuất sắc...
Màn hình linh hoạt chuyển đổi từ tấm nền OLED 14 inch thành màn hình lớn hơn 16,7 inch và một nửa màn hình cuộn bên dưới bàn phím khi không sử dụng.
Ngày 6/1, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. Theo đó, Ban tổ chức tiếp tục nhiệm vụ tìm kiếm và...
Các hãng công nghệ Hàn Quốc tại CES 2025 giới thiệu sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và bền vững.