
{title}
{publish}
{head}
Trình diễn hát Xoan tại Đình Thét xã Kim Đức.
PTĐT - Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa... thường được biểu diễn vào dịp đầu Xuân đã trở thành một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng Đất Tổ.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, 4 phường Xoan gốc là Thét, Phù Đức và Kim Đái thuộc xã Kim Đức, phường Xoan An Thái xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì) vẫn bảo tồn được những nghi lễ trong Xoan cổ. Trong hát Xoan cổ thường có 3 chặng hát: Thứ nhất là hát nghi lễ mời vua, thành hoàng làng về ăn tết, dự hội nghe hát, phù hộ cho dân làng được bình an, no đủ; thứ hai là hát quả cách (mỗi quả cách là một tiết mục múa hát với nội dung cầu cho làng dân khang, vật thịnh hoặc mô tả đời sống sinh hoạt của người dân, ca ngợi bốn mùa hoặc kể các tích truyện xưa), hai lối hát này được hát ở trong đình; thứ ba là hát hội (trong đó có hát giao duyên) - bày tỏ khát vọng cuộc sống, tình cảm, tình yêu nam nữ và phục vụ nhu cầu văn hóa của cộng đồng, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái trong làng và các Đào, Kép của phường Xoan… được hát ở ngoài sân đình.
Theo ông Nguyễn Xuân Hội- Trùm phường Xoan Phù Đức thì vào mùa xuân, ba anh em Hùng Vương đi tìm đất dựng thành, nhân lúc nghỉ chân ở ven rừng, vua trông thấy lũ trẻ chăn trâu đùa nghịch và hát đồng dao. Vua cho gọi chúng đến trò chuyện và bảo chúng hát cho nghe. Nghe xong, vua truyền dạy cho lũ trẻ những điệu hát múa của người Lạc Việt trên đất Văn Lang.
Để tưởng nhớ ơn vua, nhân dân quanh vùng đã dựng ngôi miếu trên gò đất đó để thờ vua, đó chính là miếu Lãi Lèn xã Kim Đức, thành phố Việt Trì ngày nay. Vào đêm mùng 3, sáng mùng 4 tháng Giêng dân làng tổ chức những canh hát nghi lễ để thờ vua - trình diễn lại những điệu hát múa được vua trao truyền, với mục đích cầu mong vua ban phúc cho dân làng. Trong hát nghi lễ thờ vua gồm 5 bài: Hát nhập tịch mời vua: Mời vua lên ngự ngai vàng/ Vua về phù hộ để làng sống lâu, sau đó là bài “Giáo trống”, “Giáo pháo”, “Thơ nhang” và “Đóng đám”. Sau 5 bài hát này là đến hát quả cách. Tại các đình, miếu chỉ hát 13 quả cách còn quả cách thứ 14 là hát ở các làng kết nước nghĩa.
Phường Xoan An Thái trình diễn Hát Xoan tại Đình Hùng Lô.
Ở mỗi phường Xoan gốc đều có tích và những nét đặc trưng riêng nhưng về cơ bản vẫn giữ được giá trị văn hóa trong những lời Xoan cổ và các nghi lễ hát Xoan cổ là hát thờ vua, hát nước nghĩa. Theo lời của nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch- Trùm phường Xoan An Thái xã Phượng Lâu thì nguồn gốc của hát Xoan An Thái bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng ở nước ta. Tương truyền, sau khi thắng giặc trở về, nhà vua đưa quân đi du xuân, đến làng An Thái bây giờ thì vợ vua bị đau bụng khá lâu mà chưa sinh nở được, trong làng có một người con gái tên là Quế Hoa hát hay, múa dẻo đã hát cho vợ vua nghe, Quế Hoa hát đến đâu vợ vua an thai đến đó nên đã cho đón Quế Hoa vào cung, đi đến làng Cao Mại huyện Lâm Thao thì sinh con tại đó, hiện nay ở Cao Mại vẫn thờ con của vua Hùng, làng Cao Mại đã kết nước nghĩa với phường xoan An Thái cho đến ngày nay.
Hàng năm, làng Cao Mại vẫn đón phường Xoan An Thái sang hát thờ con vua Hùng. Trong những năm còn khó khăn thì tục hát thờ vua vào sáng mùng 1 tết, mùng 7 tháng Giêng, mùng 10 tháng 3 và mùng 9 tháng 9 tại Miếu Cấm và đình An Thái, xã Phượng Lâu vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Các đào, kép Xoan nhí trình diễn hát Xoan tại Miếu Lãi Lèn.
Ở phường Xoan Thét thường tổ chức hát Xoan trong sáng mùng 3 tết, ngày mùng 10 tháng 3 và ngày 11 tháng 9 âm lịch. Vẫn đầy đủ 3 chặng hát nhưng trong hát thờ thì phường Xoan Thét không hát bài Mời vua mà chỉ hát Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang và Đóng đám. Còn ở phường Xoan Kim Đái trước đây, vào tối mùng 1 tết làm lễ rước vua từ Miếu về Đình, trên đường đi thì hát nhập tịch nhưng hiện nay không còn duy trì mà hàng năm chỉ hát Xoan trong sáng mùng 2 tết (ngày mở cửa đình), mùng 7 tháng Giêng, mùng 10 tháng 3 và 12-9 với đầy đủ 3 chặng hát, trong đó chặng hát nghi lễ mở đầu với các bài Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám rồi mới đến bài Mời vua. Thứ tự các bài hát và ngày tổ chức có đôi chút khác biệt giữa các phường Xoan nhưng vẫn giữ được nghi lễ trong Xoan cổ và đều tổ chức hát trong ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, đặc sắc của loại hình nghệ thuật độc đáo này và những nghi lễ trong hát Xoan còn được lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày hôm nay, ngày 24 tháng 11 năm 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và ngày 8 tháng 12 năm 2017 đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phương Thanh
Có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương, Hát Xoan là niềm tự hào của người dân Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung. Hát Xoan có sức cuốn hút đặc biệt du khách ...
Miếu Lãi Lèn - ngôi miếu cổ ở làng Phù Đức (xã Kim Đức, TP Việt Trì) được coi là “nhà hát lớn” đầu tiên của Việt Nam thời kỳ Văn Lang. Đây cũng chính là nơi ...
Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa. Khi xưa, hát Xoan vốn ...
Ngày 8/12/2017, UNESCO đã chính thức đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân ...
Từ 1 đến 7/4 (tức 4 - 10/3 năm Ất Tỵ), Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì phối hợp với các xã: Phượng Lâu, Kim Đức, Hùng Lô tổ chức ...
Kết nước nghĩa là hình thức giao kết giữa họ Xoan với làng kết nghĩa anh em. Thực chất của hình thức kết nước nghĩa là việc giao lưu Hát Xoan của các phường ...
Trong tháng 6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các lớp truyền dạy và thực hành Hát Xoan Phú Thọ dành cho đối tượng là những nghệ nhân kế cận ...
Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình ...
baophutho.vn Bảo tàng được ví những cuốn sách lịch sử bằng hiện vật, mang trong mình những câu chuyện dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc....
Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc “Victory - Bond in Vietnam”. MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế...
PTĐT- Trên sân đình Hùng Lô, không chỉ các đào, kép của phường Xoan An Thái, mà lần lượt những vị khách nước ngoài đã bị thu hút bởi tiếng trống, phách rộn rã của điệu Mó cá...
PTĐT- Những cậu bé người Mông ở bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn say mê với trò chơi ném con quay. Chỉ một đoạn dây, một đoạn cây, một con quay bằng gỗ được đẽo hình đầu đạn...
Ngày 3/2, nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên Búa Liềm Vàng lần thứ hai-năm 2017 sẽ được trao cho các...
PTĐT-Sáng 1-2, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý ca cảnh “Vũ khúc Xoan tình” của nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Dương Huy Thiện. Dự hội thảo có lãnh...
PTĐT - Hơn 300 em học sinh khối 7 trường THCS Gia Cẩm tham gia chương trình trải nghiệm, giáo dục truyền thống “Khám phá di sản văn hóa vùng Đất Tổ...
Vào đúng ngày kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930- 3/2/2018, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên Búa liềm vàng lần thứ hai - năm 2017...