{title}
{publish}
{head}
Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.
Ðơn sơ, mộc mạc, nhà lá không chỉ mang nét đặc trưng đời sống vùng sông nước mà còn là nét đẹp văn hoá của con người Cà Mau, đến tận ngày nay vẫn được lưu giữ trong nhịp chảy của cuộc sống hiện đại.
Gọi là nhà lá là do nhà lợp bằng tàu lá của cây dừa nước. Lá đốn về xé làm đôi rồi phơi cho sóng lá thật khô mới dùng lợp nhà. Dây lợp nhà làm bằng chính cọng cây cà bắp dừa nước. Khung nhà thường dùng bằng nguyên liệu cây gỗ đước, vẹt, tràm, tre... Ðặc trưng của ngôi nhà lá ở vùng quê Cà Mau thường cất từ 1-3 gian, 2 chái khá đơn giản. Thường thì người thợ lợp càng dày thì mái nhà càng đẹp, chắc bền và ở mát hơn so với lợp mỏng. Nhà sau khi lợp xong, dùng loại lá dừa nước lớn nhất và dài nhất để thóc nóc nhà chống mưa dột.
Lá sau khi đốn về, xé đôi, phơi cho cọng lá khô lại mới lợp nhà.
Công đoạn lợp nhà lá rất đơn giản.
Ngày nay, khi đất đai bị khai phá làm nông nghiệp, nên cây dừa nước ít dần. Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, các vật liệu xây dựng mới như ngói, tol... rất thuận tiện, lại sử dụng lâu bền, nên đa số người dân xây dựng nhà cửa bằng bê tông kiên cố. Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn giữ lại ngôi nhà lá để dùng làm nơi lưu trữ, nhà mát. Ðặc biệt, tại các điểm du lịch sinh thái vùng sông nước Cà Mau, đa số người làm du lịch vẫn dùng lá dừa nước làm nhà, chống ồn rất tốt, vừa tạo không gian mát mẻ, gần gũi với môi trường sinh thái và phục vụ khách du lịch, vui chơi, nghỉ dưỡng.
Căn nhà lá yên bình về đêm.
Những căn nhà lá mang đậm nét vùng sông nước tại Khu Du lịch ECO, huyện Trần Văn Thời.
Căn nhà lá đơn sơ được dựng lên tại khuôn viên Bảo tàng Cà Mau để trưng bày, giới thiệu sản phẩm dịp lễ, Tết.
Mẫu căn nhà lá trong làng rừng xưa được tái hiện trong Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, đã thu hút đông đảo khách tham quan và chụp hình lưu niệm.
TK (Theo Baocamau.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Chỉ nghe đến những cái tên như động Từ Thức, động Bạch Ái, Phủ Trèo, Thần Phù, chùa Tiên, vườn Đào Tiên hay hồ Đồng Vụa... người ta đã hình dung và tưởng tượng về một miền tiên...
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, từ ngày 26-29/10, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội...
Hát Trống quân Liêm Thuận (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo và đặc sắc gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của...
Để tự chủ về tài chính, phù hợp với sức khỏe, nhiều người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã lựa cho bản thân hướng phát triển kinh tế mới và mang lại hiệu quả. Ghi nhận tại...
Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ....
Thời gian qua, cùng với các tỉnh phía Bắc, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa, lũ, một số sự kiện văn hóa, du lịch (DL) phải dừng tổ chức,...
Theo con nước từ thượng nguồn Mekong, hằng năm từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi trở thành một phần của văn hóa sông nước gắn liền với...
Trong 2 ngày 18 - 19/10, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va, xã Noong Luống năm 2024.
Với tiềm năng thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa...
Mỗi làng nghề là một bản sắc, một nét đẹp truyền thống mang lại thu nhập cho người dân địa phương.