Cập nhật:  GMT+7

Bữa cơm gia đình và sự giáo dục con trẻ

Người ta đưa ra nhiều lý do để ngụy biện cho sự thiếu vắng đi sự đông đủ của các thành viên trong mỗi bữa cơm gia đình. Vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ rằng con mình sẽ không bao giờ vi phạm pháp luật, nhưng nếu không giáo dục con đúng cách, xã hội sẽ dạy thay theo cách nghiệt ngã hơn, và đôi khi một sai lầm có thể phải trả giá suốt đời.

Vừa qua, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) tạm giữ 3 thiếu niên, cùng sinh năm 2009 sử dụng hung khí, trong chỉ hơn 30 phút đồng hồ đã gây ra 2 vụ cướp tài sản ngay dưới camera an ninh. Khi bị công an giữ, các thiếu niên này khai là được các “anh lớn” dạy là vì còn “ít tuổi nên có đi cướp, nếu bị bắt cũng sẽ không bị xử lý, không bị đi tù”- theo Vietnamnet.

Bữa cơm gia đình và sự giáo dục con trẻ

Các đối tượng và hung khí gây án (ảnh Công an cung cấp).

Từ câu chuyện này đã đặt ra các vấn đề về tâm lý tội phạm, về cách thức xử lý tội phạm vị thành niên và nhận thức chung pháp luật trong xã hội.

Vấn đề này không phải tự nhiên mà có. Các “anh lớn” không bịa đặt một cách vô cớ mà có thể đã tìm hiểu và dựa vào những quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là vẫn thuộc diện bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, nếu hành vi chưa đủ mức độ “rất nghiêm trọng”, có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, đối với người dưới 18 tuổi, dù có bị xử lý hình sự thì vẫn được hưởng chính sách khoan hồng, với mục tiêu giáo dục, cải tạo thay vì trừng phạt nặng nề như đối với người trưởng thành. Chính sách này thể hiện sự nhân văn của pháp luật, nhằm giúp trẻ vị thành niên có cơ hội sửa sai và tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, cũng từ đây, một số đối tượng đã hiểu sai hoặc cố tình lợi dụng để xúi giục, lôi kéo trẻ em phạm pháp, dựa trên suy nghĩ rằng nếu bị bắt, hình phạt dành cho các em sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn, thậm chí trong một số trường hợp có thể chỉ bị đưa vào trường giáo dưỡng thay vì phải chấp hành án tù.

Bữa cơm gia đình và sự giáo dục con trẻ

Giờ học ngoại khóa giáo dục pháp luật cho trẻ vị thành niên tại Trường THCS Supe, huyện Lâm Thao.

Thực tế này đã tạo ra một lỗ hổng nghiêm trọng trong nhận thức về pháp luật. Khi gia đình, nhà trường và xã hội không có sự giáo dục đầy đủ, không trang bị cho trẻ kiến thức pháp lý cần thiết, thì ngay lập tức sẽ có những “thầy giáo đường phố” thay thế, hướng dẫn chúng theo cách riêng của họ. Những đứa trẻ đáng lẽ được bảo ban, định hướng đúng đắn lại trở thành công cụ của các nhóm tội phạm, sa ngã vào con đường vi phạm pháp luật mà không ý thức được hậu quả. Đây chính là điều đáng báo động và cần có những giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn từ gốc rễ.

Cho dù pháp luật ưu tiên giáo dục, cải tạo hơn là trừng phạt với tội phạm dưới 18 tuổi do nhận thức chưa đầy đủ thì phía Công an vẫn cho rằng vụ này là một điển hình về việc thiếu kỹ năng sống, thiếu những kiến thức cơ bản, tối thiểu nhất về pháp luật, khi đáng ra, nó phải được dạy dỗ ngay từ trên ghế nhà trường, ngay trong gia đình - thay vì “các anh lớn” ngoài xã hội.

Nhưng nếu ngay hôm nay, câu chuyện 3 đứa trẻ đi cướp này được kể trong mâm cơm gia đình, hoặc được kể trước giờ lên lớp thì có lẽ sẽ không bao giờ phải nuốt nước mắt “Cháu ở nhà ngoan lắm”. Nếu gia đình, nhà trường ko dạy, thì lại sẽ có ngay và luôn “các anh lớn” khác.

Bữa cơm gia đình và sự giáo dục con trẻ

Bữa cơm gia đình là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình, cũng là nơi giáo dục con trẻ

Việc truyền thông pháp luật cần thực tế và dễ tiếp cận hơn, thay vì chỉ dừng lại ở những bài giảng lý thuyết. Trong trường học, giáo dục pháp luật nên được lồng ghép với các vụ án điển hình để học sinh hiểu rõ hậu quả pháp lý của từng hành vi. Trên mạng xã hội, nơi giới trẻ tiếp cận thông tin nhiều nhất, cần có những video ngắn, phân tích tình huống pháp lý cụ thể để truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, chính quyền và lực lượng chức năng cần tổ chức các buổi tuyên truyền, mời những người từng phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi chia sẻ về cuộc sống sau khi ra tù để cảnh tỉnh học sinh.

Bên cạnh đó, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ rằng con mình sẽ không bao giờ vi phạm pháp luật, nhưng nếu không giáo dục con đúng cách, xã hội sẽ dạy thay theo cách nghiệt ngã hơn. Phụ huynh cần chủ động trang bị kiến thức pháp luật cho con, giúp con hiểu rằng dù ở độ tuổi nào, vi phạm pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm, và đôi khi một sai lầm có thể phải trả giá suốt đời. Chỉ khi gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung tay, việc ngăn chặn tội phạm vị thành niên mới thực sự hiệu quả.

Và có lẽ, câu chuyện này nên được kể trong bữa cơm gia đình để con cái có thêm kiến thức. Thế nhưng, với nhiều gia đình trong xã hội hiện nay, bữa cơm gia đình lại dần trở nên “sa sỉ”. Nếu có bữa cơm gia đình mỗi ngày, con cái đỡ hư hỏng, đỡ là nạn nhân của lừa đảo, bạo lực.

Người ta đưa ra nhiều lý do để ngụy biện cho sự thiếu vắng đi sự đông đủ trong mỗi bữa cơm gia đình. Nào là bố mẹ đi chơi thể thao về muộn, nào là con cái phải đi học thêm nên giờ giấc lệch nhau. Nhưng bữa cơm gia đình chính là nơi các thành viên cùng đối thoại, cùng sẻ chia để xây dựng, vun đắp mối quan hệ bền chặt. Bữa cơm gia đình là sự cam kết: Cùng chuẩn bị đồ ăn, bố mẹ về đúng giờ, con không đi chơi, để ăn cơm cùng nhau. Tình yêu cả gia đình trao cho nhau là quan trọng nhất, giá trị và thiêng liêng. Yêu nhau bắt đầu bằng việc gìn giữ bữa cơm gia đình! Tôi nhớ đến bài thơ “Cơm Chiều” của tác giả Công Chinh đã thể hiện rất sâu sắc ý nghĩa của bữa cơm gia đình:

“Nhà mình còn có bữa cơm

Mỗi chiều ngan ngát mùi thơm hương tình

Bữa cơm sum họp gia đình

Cao lương chẳng có nhưng mình ngồi chung

Rau canh đạm bạc theo cùng

Ngon vì tình nghĩa, tình chung tràn đầy

Ngon vì cả nhà quanh đây

Ngon vì chia sẻ cùng bầy cháu con

Ngon vì vuông méo thành tròn

Gia đình hạnh phúc thì còn bữa cơm!”

Ngọc Hà


Ngọc Hà

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Phù Ninh: Chú trọng cải cách hành chính

Phù Ninh: Chú trọng cải cách hành chính
2025-02-10 08:25:00

baophutho.vn Nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành công việc, phục vụ Nhân dân của cơ quan hành chính nhà nước, tạo động lực thúc đẩy, hoàn thành các...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long