{title}
{publish}
{head}
Bệnh nhân ung thư khoang miệng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Thay đổi chế độ ăn uống là một cách tăng sức đề kháng đối phó lại ung thư. Những người có chế độ ăn uống tốt có thể cải thiện sức khỏe và góp phần mang lại kết quả tích cực từ việc điều trị.
Theo các bác sĩ BV K, ung thư khoang miệng là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ngày càng tăng. Có rất nhiều yếu tố được xác định là yếu tố nguy cơ gây bệnh như hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu, vệ sinh răng miệng kém, thậm chí chế độ dinh dưỡng kém, thiếu vitamin A và/hoặc ß-caroten cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô khoang miệng.
Mặc dù không có một chế độ ăn uống cụ thể nào có thể ngăn ngừa ung thư khoang miệng nhưng một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển căn bệnh này.
Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng là một phần quan trọng trong hành trình của bệnh nhân ung thư. Cơ thể hoạt động tốt nhất khi ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức mạnh và mức năng lượng.
Điều trị ung thư khoang miệng có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống. Ảnh minh họa.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị ung thư khoang miệng
Ung thư miệng khoang miệng và cách điều trị như xạ trị, phẫu thuật... có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh, gây khó khăn khi nuốt, khô miệng, thay đổi vị giác, sụt cân. Xạ trị ở đầu hoặc cổ có thể làm cho cổ họng của người bệnh rất đau. Việc ăn uống, nuốt thường khó khăn hoặc đau đớn trong một thời gian. Những vấn đề này khiến người bệnh rất khó ăn uống, dễ dẫn đến sụt cân và dinh dưỡng kém. Vì vậy, trong quá trình điều trị ung thư, đa số người bệnh cần phải thay đổi để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Rất nhiều người trên khắp thế giới mắc các loại bệnh ung thư khác nhau và ung thư khoang miệng là một trong số đó. Tùy tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, loại ung thư... sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.
Trong quá trình hóa trị, xạ trị, nhiều tế bào khỏe mạnh bị phá hủy. Cơ thể phải làm việc chăm chỉ để chống lại các tế bào ung thư và giải quyết những tổn thương đối với các tế bào khỏe mạnh do xạ trị hoặc hóa trị. Vì vậy, người bệnh ung thư nói chung cần dinh dưỡng tốt để thực hiện các chức năng cơ thể khác nhau. Các chất dinh dưỡng không chỉ giúp thực hiện các chức năng của cơ thể mà còn giúp sửa chữa các tế bào bị hư hỏng.
Đối với bệnh nhân ung thư khoang miệng, việc ăn uống gặp nhiều khó khăn khiến cơ thể người bệnh có nhiều nguy cơ suy kiệt, vì vậy người bị ung thư miệng cần kiên nhẫn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị, điều dưỡng chăm sóc về chế độ ăn uống để phục hồi nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư.
2. Tham khảo một số thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho người bệnh
Các chuyên gia của BV K cho biết duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với hoạt động thể dục thể thao giúp tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật. Để tăng cường sức khỏe và ngừa nguy cơ ung thư biểu mô khoang miệng, cần nhiều loại trái cây, rau quả trong chế độ ăn hàng ngày. Các vitamin và chất chống oxy hóa chứa trong các loại thực phẩm này được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư khoang miệng.
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Những người mắc bệnh ung thư nên cố gắng bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống vì chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào sản sinh ung thư trong cơ thể. Vitamin A và chất chống oxy hóa còn giúp chống lại những tác động xấu do xạ trị, hóa trị trong cơ thể.
Bệnh nhân ung thư khoang miệng nên bổ sung các loại quả mọng khác nhau như dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi trong chế độ ăn uống. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác giúp chống lại các tế bào ung thư. Thành phần có trong quả mọng còn làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Cá
Người bệnh có thể bổ sung cá giàu acid béo omega-3 vào chế độ ăn uống của mình. Cá rất giàu protein và giúp phục hồi nhanh chóng.
Các loại rau
Những người mắc bệnh ung thư khoang miệng nên bổ sung các loại rau lá hoặc họ cải trong chế độ ăn uống vì chúng là nguồn giàu thành phần giúp chống lại ung thư. Các thành phần có trong các loại rau này cũng giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Ăn trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Những loại trái cây này còn có các đặc tính khác giúp chống lại bệnh ung thư. Lưu ý, nên ăn trái cây họ cam quýt bằng cách thêm chúng vào món tráng miệng vì điều đó giúp trung hòa tác dụng acid của các loại trái cây này.
Dầu ô liu
Nghiên cứu cho thấy dầu ô liu cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Vì vậy, những người mắc bệnh ung thư khoang miệng nên sử dụng dầu ô liu trong chế biến thực phẩm. Chất dinh dưỡng trong dầu ô liu cũng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng nên ưu tiên chế biến bằng phương pháp hấp, tránh chiên, rán nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước hơn
Những người mắc ung thư khoang miệng cần uống nhiều nước hơn, hoặc bổ sung nước từ súp, sữa, trà... Nếu bác sĩ không yêu cầu hạn chế uống chất lỏng, người bệnh phải cố gắng uống ít nhất 8-10 ly chất lỏng mỗi ngày. Chú ý uống chất lỏng từ từ thay vì uống hết một khẩu phần mỗi lần.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong khoảng thời gian ngắn
Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, có thể chia bữa ăn của mình từ sáu đến tám lần, ưu tiên ăn những thực phẩm có giá trị calo cao.
Thêm các món ăn đầy màu sắc
Sinh tố rất giàu protein cung cấp cho người bệnh lượng calo cần thiết. Những người bệnh gặp khó khăn khi nuốt có thể sử dụng sinh tố để tăng cường năng lượng và tăng lượng calo, đáp ứng nhu cầu protein. Bổ sung vào chế độ ăn các loại trái cây nhiều màu sắc như dưa hấu, cà rốt... để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu cảm thấy khó nuốt thức ăn thô do lở loét miệng, người bệnh nên ăn súp, thức ăn nghiền và xay nhuyễn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh ung thư khoang miệng.
3. Các lưu ý về dinh dưỡng với người bệnh ung thư khoang miệng
Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Stacy Ching của Queen Health System chia sẻ những mẹo giúp bệnh nhân ung thư khoang miệng vượt qua những thách thức của việc ăn uống lành mạnh. Lời khuyên hàng đầu của Stacy là: "Cố gắng ăn uống trong suốt cả ngày - bao gồm các loại thực phẩm có nhiều calo và protein hơn".
Một vài thay đổi đơn giản có thể giúp bữa ăn trở nên dễ chịu hơn, giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn để chống lại bệnh tật. Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật để kiểm soát các tác dụng phụ của ung thư khoang miệng.
Mẹo chung cho bữa ăn
Ăn khi cảm thấy khỏe nhất, bất kể thời điểm nào trong ngày.
Tập trung vào các bữa ăn nhỏ thường xuyên thay vì các bữa ăn lớn theo truyền thống.
Đôi khi mùi của thức ăn gây khó chịu và dẫn đến buồn nôn ở những người bị ung thư khoang miệng. Những bệnh nhân như vậy nên tránh ăn thức ăn nóng, nên ăn thức ăn lạnh, tránh mùi thức ăn trong bếp.
Sử dụng đồ dùng một lần hoặc bằng nhựa nếu đồ dùng bằng kim loại có mùi vị khó chịu.
Mẹo về đồ uống
Chất lỏng là một phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư và người bệnh cần uống nhiều chất lỏng trong ngày.
Chuẩn bị đầy đủ nước, nước ép, súp, trà, sữa...
Uống nhiều nước thường xuyên trong ngày.
Ăn sinh tố trái cây tươi và bột protein.
Ăn đá bào hoặc kẹo không đường.
Mẹo về thực phẩm
Chọn các thành phần giàu dinh dưỡng khi chế biến hoặc ăn thực phẩm. Người bệnh có thể cần thêm protein và calo.
Hãy xem xét lại cách chế biến các món ăn, chẳng hạn như thực phẩm mềm, ẩm hoặc những món được nấu lỏng có thể dễ ăn hơn.
Dự trữ những món ăn nhẹ dễ làm và nhanh chóng như yến mạch, trứng, sữa chua đông lạnh, phô mai...
Ưu tiên các loại trái cây, rau quả không có tính acid như dưa lưới, dưa hấu, rau bina và cà rốt.
Hạn chế ăn thịt đỏ, thay thế bằng thịt gia cầm và cá.
Tránh đường và thực phẩm chế biến sẵn.
Chế độ ăn mềm, lỏng
Người bệnh nên ăn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn và uống từng ngụm chất lỏng. Khi cơn đau họng giảm dần thì tăng lượng thức ăn.
Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá xem người bệnh ung thư khoang miệng có cần đặt ống truyền thức ăn vào dạ dày hay không để duy trì chất dinh dưỡng lỏng qua ống. Điều này giúp giảm sụt cân trong quá trình điều trị.
Tránh ăn chất béo, đường và rượu
Những người bị ung thư miệng phải tránh ăn chất béo, đường, rượu. Những thực phẩm này chứa lượng calo rỗng và còn là nguyên nhân sản sinh ra nhiều tế bào ung thư hơn trong cơ thể.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Trứng là thực phẩm phổ biến của nhiều gia đình, luôn sẵn có trong nhà. Tuy nhiên, đôi khi trứng được bảo quản lâu trong tủ lạnh khó để nhận biết trứng còn an toàn để ăn hay không.
Cả nho xanh và nho đỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhất là đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Hàm lượng chất chống oxy hóa phụ thuộc vào màu vỏ của...
Thực phẩm đóng hộp là một trong những lựa chọn tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp như mưa bão, lũ lụt vì được đóng gói kín và thời hạn sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo...
Căng cơ quá mức hầu như luôn đi kèm với cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi cơ co lại. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng.
Sau khi lũ rút, ngoài việc vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh thì một trong những vấn đề quan trọng là đảm bảo nhu cầu thực phẩm và an toàn thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt....
baophutho.vn Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh vừa phối hợp với Đoàn cơ sở Sở Y tế, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình thăm hỏi, động viên và tặng...
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm thính lực. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn mất thính lực bằng chế độ ăn, nhưng chế độ...
Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác. Tuy nhiên, một số người không nên ăn đậu bắp.
Chế độ ăn uống quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và điều trị, trong đó có bệnh u máu.
Khi ăn trái cây chúng ta thường sợ vỏ cứng và bẩn nên hay gọt bỏ đi nhưng thực ra phần vỏ của nhiều loại trái cây mới là nơi chứa nhiều dinh dưỡng nhất.
Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.
Tết Trung thu, một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt, gắn liền với hình ảnh chiếc bánh trung thu tròn trịa, mang ý nghĩa sum vầy và đoàn viên.