Cập nhật:  GMT+7

Chủ động phòng, chống bệnh Sởi

Những ngày gần đây, dịch bệnh Sởi tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương với số ca mắc tăng cao. Tỉnh Phú Thọ hiện nằm trong nhóm tỉnh có số mắc thấp; tuy nhiên, tình hình diễn biến dịch bệnh Sởi cần được chú ý giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca bệnh và không để lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục.

Chủ động phòng, chống bệnh Sởi

Trường Tiểu học Chân Mộng, huyện Đoan Hùng luôn chú trọng giáo dục cho học sinh kiến thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

Tăng cường truyền thông

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Sởi gây ra với các triệu chứng: Sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng... Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện... Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay thời tiết chuyển giao với nhiều hình thái thất thường, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt trong trường học, một trẻ nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho các bạn cùng lớp, cùng trường, tạo ổ dịch khó kiểm soát. Để chủ động phòng bệnh, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh Sởi, bảo đảm sức khỏe cho học sinh.

Theo ghi nhận của phóng viên, để công tác phòng, chống bệnh Sởi mang lại hiệu quả cao, Trường Tiểu học Chân Mộng, huyện Đoan Hùng đã thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống bệnh Sởi. Mỗi giáo viên đều nhắc nhở, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, có ý thức bảo vệ môi trường học đường. Đồng thời, tại mỗi lớp học, cửa sổ đều được mở thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh lau dọn phòng học, khuôn viên trường, lớp, khử khuẩn dụng cụ học tập... tạo môi trường học đường trong lành, xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó, giáo viên nhà trường cũng tăng cường trao đổi với phụ huynh, chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ mỗi ngày, kịp thời phát hiện những trường hợp trẻ mắc bệnh để có biện pháp cách ly, tránh lây lan; đồng thời, rà soát những trẻ chưa tiêm đủ các mũi vắcxin phòng Sởi để tiêm bù phòng bệnh.

Cô giáo Hoàng Thị Lan Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chân Mộng, huyện Đoan Hùng cho biết: Nhà trường thường xuyên lồng ghép kiến thức phòng tránh các bệnh lây nhiễm cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần, các hoạt động ngoại khóa... Nhờ đó, nâng cao kiến thức tự bảo vệ sức khỏe cho học sinh trước những bệnh truyền nhiễm, đồng thời, giúp các em giữ gìn sức khỏe để học tập thật tốt.

Tại Trường Mầm non thị trấn Lâm Thao, cô giáo Dương Thanh Huyền - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Nhà trường có 295 trẻ, mỗi ngày, khi tới trường, trẻ được rửa tay thường xuyên trước giờ ăn, sau khi chơi hoặc đi vệ sinh. Bên cạnh đó, trường cũng có quy định, không mang dép bẩn vào lớp học để đảm bảo hạn chế mầm mống lây bệnh cho trẻ nhỏ. Vào mỗi ngày thứ sáu hàng tuần, trường tổ chức tổng dọn vệ sinh, lớp học, đồ dùng, đồ chơi.

Không được chủ quan

Để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung, bệnh Sởi nói riêng, không để dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng đến sức khỏe đội ngũ nhà giáo, nhân viên, học sinh cộng đồng, ông Phùng Quốc Lập- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thông tin: Ngành GD&ĐT tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh các quy định về phòng, chống dịch bệnh Sởi, những việc cần làm và nguyên tắc cần tuân thủ trong phòng dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Sởi tại cơ quan, đơn vị, nhất là các trường mầm non, nhà trẻ; tăng cường công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Sởi theo hướng dẫn của ngành Y tế; triển khai theo dõi sức khỏe trẻ em, học sinh và thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Sởi để được cách ly, xử lý kịp thời; vận động phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Sở Y tế cũng đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2025 tại 13/13 huyện, thành, thị với mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh Sởi; 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần Sởi.

Tổng số đối tượng dự kiến tổ chức triển khai tiêm trong chiến dịch là trên 19.000 trẻ với hình thức triển khai tổ chức chiến dịch tiêm tại các cơ sở y tế, Trạm Y tế xã, phường và các trường tiểu học, mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện/xã. Đối với các địa phương là vùng sâu, vùng xa, tùy vào điều kiện của từng địa phương, quyết định điểm tiêm ngoài trạm cho phù hợp với đối tượng tiêm và thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.

Bác sĩ CKII Trần Thị Thùy Linh - Giám đốc Trung tâm Tiêm chủng, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ lưu ý: Để phòng, chống bệnh sởi, cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Sởi đầy đủ và đúng lịch. Bệnh Sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh Sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Hạnh Thúy - Hà Trang


Hạnh Thúy - Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

9 lợi ích sức khỏe khi ăn khoai lang

9 lợi ích sức khỏe khi ăn khoai lang
2025-03-30 10:44:00

Khoai lang là một loại rau củ giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất... Những chất dinh dưỡng này mang lại nhiều...

Cách nào giúp giảm chỉ số triglyceride máu?

Cách nào giúp giảm chỉ số triglyceride máu?
2025-03-28 14:19:00

Triglyceride đóng vai trò như một “nhà máy” dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng triglyceride dư thừa quá mức, chúng có thể tích tụ trong mô mỡ, gan và các cơ...

Những lợi ích khi uống nước ép nghệ và cà rốt

Những lợi ích khi uống nước ép nghệ và cà rốt
2025-03-27 14:12:00

Thêm nghệ vào nước ép cà rốt có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, có thể thêm chút gừng và hạt tiêu đen vào đồ uống để tăng thêm hương vị và giúp hấp thu...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long