
{title}
{publish}
{head}
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang tập trung tại Pháp để vạch chiến lược chung, sau khi Tổng thống Mỹ khiến các đồng minh bất ngờ bằng cách khởi động các nỗ lực riêng với Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. ̣̣(Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 17/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen khẳng định an ninh của châu Âu đang ở thời điểm bước ngoặt, đồng thời kêu gọi sự thống nhất trong vạch ra chiến lược chung.
Phát biểu khi đến thủ đô Paris (Pháp) để tham gia Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của châu Âu về Ukraine, bà von der Leyen nhận định: "An ninh của châu Âu đang ở bước ngoặt. Chúng ta cần một tư duy cấp bách, và tăng cường phòng thủ... ngay bây giờ."
Người đứng đầu Hội đồng châu Âu, ông Antonio Costa, người cũng tham gia hội nghị thượng đỉnh tới, cho biết hội nghị này là sự "khởi đầu của một quá trình, theo đó sẽ tiếp tục với sự tham gia của tất cả các đối tác cam kết vì hòa bình và an ninh ở châu Âu."
Ông nhấn mạnh: "Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên sẽ đóng vai trò trung tâm trong quá trình này."
Các nhà lãnh đạo từ các cường quốc chủ chốt của châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Đan Mạch, Hà Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha, cũng như những người đứng đầu Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu và NATO, đang tập trung tại Pháp để vạch chiến lược chung sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến các đồng minh bất ngờ bằng cách khởi động các nỗ lực riêng với Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Hội nghị diễn ra cùng thời điểm với cuộc gặp của các Ngoại trưởng Nga-Mỹ tại Saudi Arabia để thảo luận xung đột tại Ukraine, về an ninh châu Âu nói chung và khôi phục quan hệ Nga-Mỹ.
Theo kế hoạch, một đoàn quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tới thăm Ukraine tuần tới nhân dịp 3 năm bùng phát xung đột tại nước này, nhằm bày tỏ sự ủng hộ của châu Âu với chính quyền Kiev.
Nguồn TTXVN
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Ông Trump đã chia sẻ ảnh chụp màn hình các mẫu thư gửi đến lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Lào và Myanmar để thông báo về mức thuế quan mới.
Tổng thống Lee Jae Myung đánh dấu tròn một tháng nhậm chức bằng việc công bố một kế hoạch táo bạo, quyết liệt với ưu tiên hàng đầu là tái thiết nền kinh tế và khôi phục sinh kế...
Sóng nhiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng làm gia tăng đáng kể các ca nhiễm bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết nóng bức, đặc biệt ở những nhóm dân số dễ bị...
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tăng cường hợp tác, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và phối hợp ứng phó các thách thức toàn cầu.
Khi được hỏi về thông tin cập nhật về khả năng có cuộc gặp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ tại Saudi Arabia, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay: "Chưa ấn định thời gian,...
Theo Tổng Thư ký NATO, châu Âu cần đưa ra đề xuất phù hợp để đạt được hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine, nếu các nước châu lục này muốn tham gia vào tiến trình...
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phải sa thải hàng nghìn nhân viên do Mỹ tạm dừng viện trợ.
Phần lớn cơ sở hạ tầng ở Gaza, bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở dân sự khác đã bị biến thành đống đổ nát trong cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và phong trào Hamas.
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cùng Tổ chức xây dựng Arập và quốc tế tại Palestine đã ký kết Bản ghi nhớ (MoU) trị giá 80 triệu USD.