
{title}
{publish}
{head}
PTĐT - Đã thành thông lệ, dịp tháng Hai âm lịch hàng năm, người dân trong xã Hương Nộn, huyện Tam Nông và du khách thập phương lại có dịp tham gia lễ hội đền Đức Bà - chùa Phúc Thánh. Lễ hội được tổ chức trong hai ngày 9,10/2 âm lịch thu hút đông đảo nhân dân trong xã và du khách thập phương.
Chùa Phúc Thánh nằm trên núi Ngọc Phác, bên hữu ngạn sông Hồng. Chùa hiện có hai tòa Thiêu Hương và tòa Thượng Điện. Theo bia dựng ở Tòa Thiêu Hương thì chùa Phúc Thánh được xây dựng năm 1145, đời vua Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định. Chùa do bà Phụng Thánh phu nhân Lê Thị Xuân Lan là dòng dõi vua Lê Đại Hành và là vợ thứ tư của vua Lý Thần Tông đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi chùa gắn liền với sự kiện lịch sử hào hùng, một tấm gương chiến đấu kiên cường, bất khuất và sự hy sinh cao cả của người con gái quê hương Đất Tổ Vua Hùng trong cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược Nam Hán, đó chính là nữ tướng Xuân Nương công chúa, một vị tướng tài ba dưới thời dựng cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Hai Tòa Thiêu Hương và Thượng Điện, về tổng thể thì rất ăn khớp với nhau, hài hòa, cổ kính; song về cách thức xây dựng thì hoàn toàn khác nhau. Tòa Thượng Điện theo cột đội, cánh xẻ, gia công đơn sơ nhưng đồ sộ, chắc khỏe. Còn Tòa Thiêu Hương thì làm theo kiểu tứ trụ lòng thuyền, cũng không chạm trổ gì, song được bào nhẵn hơn, nhỏ nhắn, mảnh mai, cột sà đều bé hơn so với Thượng Điện.
Trong chùa hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như tượng Đức Ông, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Thổ Địa, tượng thánh Mẫu là Lê Thị Xuân Lan... và một số di vật bằng đá có niên đại thời Lý mang giá trị nghệ thuật điêu khắc cao là tấm bia đá niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 9 (1171), đá kê chân cột, bát hương đá. Những di vật này là những bản trạm khắc hiếm hoi còn lại đến nay, nó mang đậm dấu ấn nghệ thuật trạm khắc đá thời Lý thể hiện quan niệm về tín ngưỡng, ước vọng về cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Từ nhiều năm nay, được sự thống nhất của UBND huyện Tam Nông, tại chùa Phúc Thánh diễn ra lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương. Lễ hội được tổ chức với hai phần: Phần hội, phần lễ. Phần lễ gồm Rước kiệu từ trung tâm UBND xã theo đường làng (đi quanh ao cá Bác Hồ) ra quốc lộ 32A rồi rước về tại Tòa tiền tế của đền, sau đó Tế lễ, đọc diễn văn tiểu sử của Nữ tướng Xuân Nương công chúa. Sau phần tế lễ các khu dân cư trong xã trình bày các làn điệu Hát Xoan cho nhân dân và du khách thập phương thưởng thức. Phần hội gồm: Tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng, tổ chức thi đấu các môn thể thao như: Bóng chuyền, cờ tướng, kéo co, tổ tôm và đặc biệt bơi chải tại Ao cá Bác Hồ cách đền khoảng 100m thu hút đông đảo người dân tham gia nhất.
Theo ông Nguyễn Tiến Lục - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong phần hội, bơi chải được coi là hoạt động chính đã thu hút không chỉ người dân trong xã mà còn du khách thập phương. Thông qua lễ hội khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đây cũng là dịp giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống của quê hương mình, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
Hà My
Ngày 5/3, Đoàn xã Hương Nộn, huyện Tam Nông khánh thành công trình “Thanh niên chuyển đổi số quảng bá di tích Lịch sử Quốc gia Chùa Phúc Thánh, Đền Đức Bà" xã ...
Chùa Cổ Lễ (Thần Quang tự), thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định) là di tích lịch sử - văn hóa được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
Ngày 7/12 (tức ngày 25 tháng 10 âm lịch) tại Di tích Quốc gia Đền Lăng Sương (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) đã diễn ra lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Đinh Thị Đen
Với người dân phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, ngày 25/9 âm lịch hằng năm là một trong ba kỳ tiệc lệ quan trọng trong năm- ngày diễn ra lễ hội truyền thống ...
Dải đất Thanh Thủy uốn quanh theo dòng sông Đà, đối diện là dãy Ba Vì tạo thế “tựa sơn đạp thủy” với nhiều tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, con người cũng như ...
Làng Lại Đà bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần; miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp ...
Xuân đương chín, men xuân hãy còn bịn rịn Giêng Hai, nghĩa là còn cơ hội cho người người thung thăng du lãm, chiêm bái đền chùa, dạo xem phong cảnh, gặp gỡ tao ...
Tháng Tám đã về, nhớ ngày giỗ Đức Thánh Trần hãy đến với Trần Thương để trải nghiệm không khí lễ hội và tham quan quần thể di tích đền Trần Thương (tỉnh Hà ...
baophutho.vn Sáng 10/3 (âm lịch), dù trời mưa to từ sáng sớm nhưng như một lời hẹn thiêng liêng đã khắc sâu trong tâm khảm, hàng vạn con Lạc cháu Hồng vẫn...
Gánh lễ lên Đền
PTĐT - Trên hành trình về với cội nguồn của dân tộc, dừng chân nơi vùng đất ngã ba sông Bạch Hạc, cửa ngõ phía Nam của thành phố Việt Trì du khách sẽ được lắng nghe nhiều huyền...
PTĐT- Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Sơn có 325 công trình thủy lợi. Hàng năm vào đầu vụ, Phòng NN&PTNT huyện có văn bản yêu cầu Xí nghiệp Thủy nông thường xuyên kiểm tra,...
PTĐT - Như một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Việt, các món ăn chế biến từ gà luôn xuất hiện trong mọi mâm cỗ hay đơn giản trong các bữa cơm gia đình. Ngỡ tưởng gà...
PTĐT - Lễ hội đình Đào Xá (xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy) với đặc trưng là hội rước voi, được tổ chức vào các ngày 27, 28, 29 tháng Giêng hàng năm, trong đó ngày 28 là ngày chính...
Giờ đây, khách du lịch tại Thượng Hải có thể dùng thẻ thông minh trong việc sử dụng xe buýt tham quan thành phố cùng nhiều tiện ích công nghệ khác trong du lịch đang được phát...
Tổng cục Thống kê công bố, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2019 ước tính đạt hơn 1,58 triệu lượt người, tăng 5,8% so với tháng 1/2019.