Cập nhật:  GMT+7

Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Trong văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều, “Rừng ma” là đất cấm, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà khi có dự án đường cao tốc đi qua, người Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt qua “lời nguyền” để di dời “Rừng ma” vì lợi ích chung của quốc gia.

Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Ông Võ Đắc Hóa, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn công tác vận động đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường di dời mồ mả

Bước qua “lời nguyền” vì lợi ích quốc gia

“Rừng ma” là nơi người Bru Vân Kiều chôn cất người đã mất. Trong văn hóa truyền thống, người Bru Vân Kiều chôn cất người quá cố vĩnh viễn, không di dời. Đồng bào Bru Vân Kiều có luật tục nghiêm ngặt ở “Rừng ma” như không chặt cây, không tự ý xâm phạm... và chỉ được lui tới mỗi khi ở bản, làng có ma chay. Hằng năm bản cũng quy định ngày, giờ để lui tới thăm viếng người quá cố. Trong văn hóa truyền thống, đồng bào Bru Vân Kiều coi “Rừng ma” là khu vực cấm địa, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà vì lợi ích chung của quốc gia, đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Trường Linh đã vượt qua “lời nguyền” để di dời “Rừng ma”.

Chuyện là, khi Dự án trọng điểm quốc gia cao tốc Bắc - Nam đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ đi qua xã Linh Trường có chiều dài 4km sẽ có 134 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 30 hộ thuộc diện phải di dời để thu hồi đất thực hiện Dự án. Điều đặc biệt, đoạn qua xã Linh Trường qua khu vực “Rừng ma” có 51 ngôi mộ của 11 dòng họ đồng bào Bru Vân Kiều thuộc diện di dời. Đây là vấn đề kiêng cữ và xưa nay không ai có thể đụng chạm đến vì chưa có trong tiền lệ của đồng bào Bru Vân Kiều. Xác định đây là nhiệm vụ khó, chính quyền địa phương các cấp đã tổ chức họp và sớm triển khai công tác tuyên truyền, vận động.

Là người con Vân Kiều mang họ Bác Hồ, ông Hồ Văn Truyền, Chủ tịch UBND xã Linh Trường đã trực tiếp đến gặp các bậc cao niên, các già làng, trưởng các dòng họ để tuyên truyền. Cùng với đó, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa cũng thường xuyên bám sát địa bàn để vận động đồng bào. Nhận thức rõ vấn đề, trưởng các dòng họ tập hợp con cháu lại họp bàn về việc này. Phát huy truyền thống yêu nước, tin Đảng, đồng bào Bru Vân Kiều ở Linh Trường đã vượt qua “lời nguyền” di dời mồ mả để nhường đất cho dự án cao tốc. Với tinh thần hy sinh vì lợi ích quốc gia, các hộ đồng bào Bru Vân Kiều đã di dời 51 ngôi mộ đưa vào vị trí mới cách đó chừng 300m.

Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đoạn đi qua “Rừng ma” xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã hình thành

Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lô đã thành hình hài

Chiều muộn, ông Hồ Văn Ngãi (71 tuổi), ở xã Linh Trường, dạo bộ đi về khu đất trống đang san gạt nền đường, giáp với cánh rừng thăm thẳm. Trước mặt ông là những mũi thi công, tiếng máy rền vang, những tốp thợ tất bật đào múc cống, rải đất... thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ.

Chỉ tay về phía trước, ông Ngãi chia sẻ, ở đây trước là rừng chôn người chết đấy. Nhưng giờ mọi việc khác rồi, hiểu được những lợi ích của đường cao tốc sẽ mang lại, các gia đình, dòng họ đã nhất trí với chủ trương di dời mộ. giờ đây tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đã thành hình hài, mai này xe tải, xe con, xe khách sẽ chạy bon bon.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến nay đoạn cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ qua khu “Rừng ma” ở xã Linh Trường đã được nhà thầu thi công bóc phong hóa, thi công cống thoát nước và đang tiếp tục hoàn thiện nền đường.

Để đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ký văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Các đơn vị chức năng, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, phân công từng cán bộ trong thường trực Huyện ủy về làm việc trực tiếp tại từng xã giải quyết dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ giao mặt bằng sạch cho Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ.

Phạm Tiến (Báo Dân tộc và Phát triển)


Phạm Tiến (Báo Dân tộc và Phát triển)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người có tiếng nói ở phố Hạ Sơn

Người có tiếng nói ở phố Hạ Sơn
2024-11-22 10:57:00

baophutho.vn Dù đã 92 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, nhưng chiều nào, ông Nguyễn Hữu Biệt ở phố Hạ Sơn, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn cũng phải chơi vài...

Độc đáo văn hóa người Hà Nhì đen ở Dào San

Độc đáo văn hóa người Hà Nhì đen ở Dào San
2024-06-26 08:04:00

Cũng như người Dao, Mông, Thái... người Hà Nhì đen ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ đã và đang tích cực bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa độc đáo truyền thống của...

Ý nghĩa nhân văn trong lễ đầy tháng của người Tày

Ý nghĩa nhân văn trong lễ đầy tháng của người Tày
2024-06-24 15:51:00

Lễ đầy tháng được tổ chức khi trẻ tròn một tháng tuổi, là một phong tục rất quan trọng của người Tày, có ý nghĩa mừng cho gia đình, mừng cho đứa trẻ, mừng cho cộng đồng có thêm...

Yên Minh giữ gìn văn hóa dân tộc Pu Péo

Yên Minh giữ gìn văn hóa dân tộc Pu Péo
2024-06-18 08:34:00

Dân tộc Pu Péo là một trong những cư dân định cư lâu đời nhất ở vùng cao Hà Giang. Trải qua thời gian, những nét đẹp, truyền thống văn hóa của người Pu Péo tại huyện Yên Minh...

Nối tiếp mạch nguồn thổ cẩm của người Ve

Nối tiếp mạch nguồn thổ cẩm của người Ve
2024-06-17 08:21:00

Yêu thích nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, cô gái người Ve (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng) Zơ Râm Thị Thon ở làng Công Năng (nay là thôn 49b), xã Đắc Pring,...

Người “đánh thức” sử thi Hà Nhì

Người “đánh thức” sử thi Hà Nhì
2024-06-13 12:06:00

Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long