{title}
{publish}
{head}
Hen suyễn còn gọi là hen phế quản hay viêm phế quản co thắt (gọi chung là hen) là một bệnh mạn tính. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, tỷ lệ tử vong cao mặc dù đã có thuốc đặc trị hiệu quả, đặc biệt là trẻ em và người có tuổi.
Bệnh hen có thể bị mắc bệnh từ lúc còn rất nhỏ mà người ta thường gọi là hen sữa. Một số trường hợp càng lớn lên bệnh càng thuyên giảm và hết hẳn nhưng cũng có trường hợp bệnh không dứt được và cũng có trường hợp lúc nhỏ không bị hen nhưng về già lại mắc chứng bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa dị ứng. Khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng sẽ gây nên phản ứng dị ứng tức là bị lên cơn hen. Hen dễ gặp ở người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, bệnh chàm, bệnh eczema...). Bên cạnh đó, một số vi sinh vật (vi khuẩn, virut, vi nấm) cũng có thể gây dị ứng biểu hiện bằng hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa) hoặc hen do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại), lông chó, mèo...
Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên khi ăn (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên (diclofenac, piroxicam...) hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp.
Theo các nhà chuyên môn, bệnh hen có tính di truyền khá rõ rệt, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (từ 25-30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50- 60% nguy cơ con mắc bệnh.
Hay gặp khi thời tiết chuyển mùa
Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn đêm nhưng ban đêm thường nặng hơn, dồn dập hơn. Đặc điểm của ho là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với người lớn, ho thường là dấu hiệu đầu tiên của cơn hen. Thông thường hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amiđan, viêm VA (trẻ nhỏ). Ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác (viêm họng, viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao). Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè. Khò khè là biểu hiện của co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là lạnh, nóng đột ngột (từ ngoài đi vào phòng máy lạnh, uống nước lạnh, nước đá, tắm nước lạnh). Khò khè là dấu hiệu đầu tiên lên cơn hen của trẻ em. Khò khè, ho kết hợp với tăng xuất tiết cho nên người bệnh hen có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần.
Người bị hen thỉnh thoảng bị bội nhiễm vi khuẩn, virut cho nên có thể có sốt kèm theo, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi sức yếu.
Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, ho, khó thở, khò khè, người bệnh trở về bình thường. Bệnh hen mạn tính, trường diễn có thể gây bệnh tâm phế mạn, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh
Khi nghi ngờ bị hen cần được khám bệnh đầy đủ để xác định bệnh. Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu cắt cơn hen và thuốc điều trị dự phòng cơn hen. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám bệnh định kỳ, khoảng từ 1-3 tháng/1 lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng với thuốc, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần tái khám ngay hoặc gọi điện thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn hướng xử trí kịp thời.
Theo SKĐS
Trong điều trị bệnh hen suyễn ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tập luyện thể dục thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong ...
Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, dùng thuốc dự phòng điều đặn và tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực ...
Hen và suyễn là hai trạng thái bệnh lý khác nhau, tuy nhiên ít thấy chứng hen phát ra đơn thuần, mà phần nhiều có kèm theo suyễn...
Khoa nhi các bệnh viện ở Hà Nội đang chật kín bệnh nhi nhiễm virus hợp bào, gặp biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp.
Mặc dù tập thể dục cần thiết để duy trì sức khỏe nhưng với người bệnh hen có thể khó khăn. Vậy, làm thế nào người bệnh hen có thể kiểm soát được tình trạng ...
Khi bệnh nhân hen mắc viêm mũi dị ứng thì rất khó chịu và khó chữa hơn. Làm sao để chẩn đoán và điều trị hiệu quả hen có viêm mũi dị ứng?
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng... bệnh hay gặp ở trẻ dưới 6 ...
Người có bệnh mạn tính hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tim mạch, tiểu đường… nếu mắc cúm sẽ tăng 2-5 lần nguy cơ biến chứng nặng hoặc nguy kịch như ...
baophutho.vn Phương pháp phẫu thuật nội soi thay van động mạch chủ được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong...
Việc nhận ra những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp phát hiện và điều trị sớm, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống...
Một trong những dấu hiệu cần phải chú ý bạn có thể bị nhồi máu cơ tim đó là triệu chứng đau thắt ngực.
PTO- Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
Đại tràng là phần cuối của đường tiêu hóa cũng là nơi cuối cùng tiếp nhận thức ăn trước khi nó được đào thải ra ngoài. Do sự thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống...
PTO- Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu", tập thể đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hạ Hòa đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để trở...
Aspirin ngoài việc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư còn đem lại những lợi ích bất ngờ trong cuộc sống.