Cập nhật:  GMT+7

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

rong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một ’thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bài viết này sẽ phân tích một cách khoa học và khách quan dưới góc độ Y học cổ truyền về hiệu quả thực sự của ACNHH để làm rõ những điều chúng ta còn mơ hồ về việc liệu có nên sử dụng ACNHH để phòng và điều trị đột quỵ không?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Hai thể đột quỵ não.

1. Bản chất của An cung ngưu hoàng hoàn

Bài thuốc này gồm các thành phần: Ngưu hoàng 100g, sừng trâu nước 200g, xạ hương 25g, trân châu 50g, chu sa 100g, hùng hoàng 100g, hoàng liên 100g, hoàng cầm 100g, chi tử 100g, uất kim 100g, băng phiến 25g, mật ong... luyện thành viên 3g.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trấn kinh, khai khiếu.

Chủ trị: Nhiệt nhập tâm bào. Sốt cao co giật, hôn mê.

Bài thuốc có nguồn gốc từ Ngô Cúc Thông (đời Thanh), chuyên trị ôn nhiệt bệnh, là những bệnh mang tính nhiệt, truyền nhiễm với các biểu hiện “nội nhiệt”, “nội phong”, mê sảng, sốt cao co giật - các biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý cấp cứu thần kinh thời xưa.

Đột quỵ theo y học cổ truyền thường được mô tả trong các bệnh lý do trúng phong kinh lạc hoặc trúng phong tạng phủ gây hôn mê, liệt hoặc liệt yếu nửa người không hôn mê. Nguyên nhân do phong tà kết hợp nội phong (nội phong này thường do can huyết hư, can dương thượng cang hoặc đàm thấp hóa hỏa sinh ra).

Trường hợp đột quỵ có hôn mê co giật sốt cao, liệt trong các trường hợp viêm não, viêm màng não do virus hoặc vi khuẩn rất phù hợp để điều trị bằng ACNHH. Theo pháp điều trị của Y học cổ truyền, tai biến mạch não do trúng phong thì phải khu phong, thông lạc. Nếu hôn mê, phải khai khiếu tỉnh thần, kết hợp: Bổ can huyết, bổ âm nếu can huyết hư âm hư, nếu khí trệ huyết ứ thì phải hoạt huyết thông lạc, nếu đàm thấp thì phải kiện tỳ trừ thấp hóa đàm, nếu can thận âm hư thì phải kết hợp tư bổ can thận.

Theo các nghiên cứu mới của Y học hiện đại cho thấy, ACNHH không có tác dụng thông kinh hoạt lạc trong nhồi máu não hoặc cầm máu trong xuất huyết não. Cơ chế của ACNHH không phải tiêu sợi huyết mà là ngăn ngừa chết tế bào thần kinh theo chương trình. ACNHH có ý nghĩa làm giảm các thiếu sót thần kinh, làm giảm kích thước vùng nhồi máu và bảo vệ sự toàn vẹn của hàng rào máu não trong các trường hợp đột quỵ não.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Các bài thuốc y học cổ truyền cần được chỉ định bởi bác sĩ y học cổ truyền, người dân không nên tự ý dùng.

2. Khi bị đột quỵ, trường hợp nào có thể dùng An cung ngưu hoàng hoàn?

Trường hợp có thể dùng ACNH:

Theo y học cổ truyền, đột quỵ được chia làm hai thể chính: Trúng phong chứng bế (bệnh nhân mê man, thể nhiệt) và trúng phong thoát chứng (mạch yếu, lạnh, vã mồ hôi - thể hàn).

Trường hợp có thể cân nhắc dùng ACNHH: Bệnh nhân có biểu hiện trúng phong chứng bế, tức là mê man, mạch nhanh, sốt nhẹ, lưỡi đỏ, rêu vàng. Trong trường hợp này, ACNHH có thể hỗ trợ khai khiếu, thanh nhiệt, trấn kinh nhưng không thay thế điều trị y khoa hiện đại. Thời điểm sử dụng cần do thầy thuốc y học cổ truyền quyết định, kết hợp chẩn đoán hiện đại.

Trường hợp không được dùng ACNHH:

- Chứng thoát (thể hàn): Người bệnh mạch yếu, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi - dùng ACNHH có thể làm bệnh nặng hơn, do tính hàn lương của thuốc.

- Người có tiền sử dị ứng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Cần sử dụng thuốc y học cổ truyền theo chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền.

3. Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng ngừa đột quỵ?

Nhiều người hiện nay mua ACNHH để dùng phòng ngừa đột quỵ với niềm tin rằng “uống mỗi tháng 1 viên để thông mạch, phòng tai biến”. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học.

Theo Hướng dẫn sử dụng thuốc y học cổ truyền của Bộ Y tế Trung Quốc, ACNHH không được khuyến cáo dùng như thuốc phòng ngừa. Tác dụng chính của ACNHH là trong điều trị cấp cứu các thể đột quỵ thể nhiệt, mê man, không phải là thuốc giảm áp lực thành mạch hay điều chỉnh huyết áp, mỡ máu - những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ.

Không sử dụng ACNHH để phòng đột quỵ bởi thuốc này là thuốc thanh nhiệt, giải độc, chỉ làm tiêu nhiệt độc chứ không thể làm thành mạch máu mềm mại, đỡ xơ vữa. Mặt khác thuốc có độc và lạnh sẽ làm hao tổn dương khí ở người cao tuổi vốn khí huyết đã hư suy nhiều.

Các thuốc thanh nhiệt, lạnh đắng làm cho bệnh nhân đầy bụng, ăn không tiêu và làm tổn hại dương khí của Tỳ, Thận nhiều hơn. Uống kéo dài sẽ làm mất công năng vận hóa của Tỳ, từ đó sẽ làm mất nguồn sinh hóa huyết, góp phần gây tai biến mạch não.

Cũng không nên dùng ACNHH để chữa di chứng tai biến mạch não bởi khi bệnh nhân bị bán thân bất toại (liệt nửa người) đa phần thuộc chứng hư. Nửa người bên liệt thường lạnh vì khí huyết kém lưu thông, cơ nhục teo nhẽo, vô lực. Khi dùng các vị thuốc đắng lạnh thanh nhiệt trong ACNHH càng làm cho bệnh nặng lên, khó hồi phục hơn.

Một tổng quan hệ thống đăng trên Journal of Ethnopharmacology năm 2017 đã phân tích 8 nghiên cứu lâm sàng liên quan đến ACNHH và đột quỵ, cho thấy: Chưa có bằng chứng để xác nhận hiệu quả của thuốc trong việc phòng ngừa đột quỵ tái phát hoặc cải thiện di chứng sau đột quỵ.

Như vậy có thể thấy chúng ta không nên tự ý dùng ACNHH để phòng ngừa đột quỵ. Phương pháp phòng đột quỵ tốt nhất là cần kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu, duy trì lối sống lành mạnh, khám định kỳ để đánh giá nguy cơ.

Trong trường hợp nghi ngờ đột quỵ, hãy gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không cho uống thuốc khi chưa rõ tình trạng. Chỉ sử dụng ACNHH khi có chỉ định từ bác sĩ y học cổ truyền có chuyên môn, sau khi đã xác định thể bệnh cụ thể và giai đoạn phù hợp.

Trong bối cảnh tỷ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng, người dân nên trang bị kiến thức y học chính thống, tránh tự ý điều trị dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

T.S (Theo suckhoedoisong.vn)


T.S (Theo suckhoedoisong.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
2025-04-22 08:43:00

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn...

Sắn dây có tốt cho người bệnh tim mạch?

Sắn dây có tốt cho người bệnh tim mạch?
2025-04-21 18:16:00

Sắn dây được dùng làm thực phẩm và làm thuốc từ lâu đời. Ngoài những ứng dụng cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hiện nay sắn dây còn được sử dụng làm thuốc tốt cho người mắc...

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày
2025-04-21 09:30:00

Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ.

Vỏ quả dứa có tác dụng gì?

Vỏ quả dứa có tác dụng gì?
2025-04-21 08:05:00

Vỏ của quả dứa thường bị bỏ đi nhưng nếu biết cách sử dụng lại mang đến những lợi ích sức khỏe không ngờ, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng sắp đến.

Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết
2025-04-18 15:58:00

Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long