
{title}
{publish}
{head}
Từ ngàn xưa, Hội voi Buôn Đôn là một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của người đồng bào dân tộc M’nông sinh sống tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Hội voi Buôn Đôn năm nay sẽ diễn ra trong hai ngày 11 và 12/3, nằm trong chuỗi hành trình du lịch của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc, hứa hẹn thu hút đông đảo người dân và du khách.
Những con voi tham gia Hội voi Buôn Đôn.
Theo tư liệu lịch sử tại Bảo tàng Đắk Lắk, ông Y Thu K’Nul (hay còn gọi là Khu Sa Nup, sinh năm 1827, mất năm 1938) là một trong những người dân tộc M’nông đầu tiên gây dựng nên nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng thành voi nhà. Suốt cuộc đời mình, ông đã bắt được gần 500 con voi rừng và thuần dưỡng chúng, do đó người dân tôn vinh ông là “Vua săn voi”. Bắt nguồn từ Y Thu K’Nul săn và thuần phục voi dần trở thành truyền thống tại Buôn Đôn. Nơi đây dần dần được coi như thủ phủ của loài voi. Hội đua voi Buôn Đôn cũng ra đời từ đó và trở thành lễ hội nổi tiếng trên vùng đất Tây Nguyên. Cuộc đua voi không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ mà còn truyền tải thông điệp về nếp sống mạnh mẽ, truyền thống lâu đời của buôn làng Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước các hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn voi nhà nên những năm gần đây, trong Hội voi Buôn Đôn không còn diễn ra hoạt động đua voi. Hội voi Buôn Đôn diễn ra hai năm một lần vào những ngày đầu tháng 3 cùng với nhiều lễ hội độc đáo khác của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Hội voi Buôn Đôn năm nay diễn ra tại Trung tâm tổ chức lễ hội xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm Lễ cúng bến nước tại Bến Bay Rong, Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; Lễ cúng sức khỏe cho voi trước khi vào hội tại Bến Bay Rong, Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; Lễ khai mạc và bế mạc Hội voi; Lễ cúng và tắm cho voi sau khi kết thúc các hoạt động của voi. Phần hội gồm hội thi trang điểm cho voi; cuộc thi hình ảnh đẹp về voi và voi chào, tương tác cùng du khách; thi voi đá bóng vào cầu môn; tiệc Buffet cho voi kết hợp cùng chương trình tương tác giữa khách mời, khán giả, du khách mua đồ ăn và cho voi ăn... Trong thời điểm này cũng diễn ra Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi như: Biểu diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, cúng mừng lúa mới, thi ném còn, bắn cung... tạo cho không khí lễ hội thêm vui tươi, phấn khởi, hào hứng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn Phạm Trung Nghĩa cho biết: Voi là loài động vật quý hiếm của đồng bào các dân tộc huyện Buôn Đôn, trở thành biểu tượng văn hóa nơi đây. Voi gắn với sự phát triển của dân tộc, thấm sâu vào các mối quan hệ xã hội, tác động vào văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng khác của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Nói tới Buôn Đôn không thể không nói tới Hội voi, một lễ hội độc đáo và chỉ có ở Đắk Lắk. Từ xa xưa, voi luôn là người bạn, là phương tiện tải đạn, tải lương thực, kéo cây rừng giúp bộ đội và đồng bào Tây Nguyên đánh thắng đế quốc xâm lược, xây dựng buôn làng. Ngày nay, voi trở thành một loại hình du lịch thu hút khách du lịch ở Buôn Đôn. Hội voi và Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn nhằm giới thiệu, quảng bá những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của huyện; tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nổi bật là truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, không gian văn hóa cồng chiêng, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư kinh tế-xã hội nói chung và du lịch nói riêng, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao và bền vững.
Theo Công Lý/nhandan.vn
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
Người Tày, Nùng có nhiều phong tục gắn kết cộng đồng tốt đẹp được duy trì từ bao đời nay. Trong đó, phong tục “Tò pang” đến nay vẫn được lưu giữ, trở thành nét đẹp văn hóa mang...
Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với...
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà...
Không chỉ phát huy vai trò gương mẫu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum)...
Cộng đồng dân tộc Sán Chỉ sinh sống trên địa bàn tỉnh hiện vẫn giữ gìn được những phong tục, nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, nghi lễ Thuổm...